Mất ngủ: Nguyên nhân thường gặp và các phương pháp điều trị hiệu quả

Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ đang là một căn bệnh khiến nhiều người đau đầu. Mất ngủ không chỉ phổ biến ở người già, mà chứng bệnh này đang dần xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân gây mất ngủ là gì và có phương pháp nào để điều trị hiệu quả hay không?

Hãy theo dõi tiếp những chia sẻ ngay sau đây.

Mục lục:

» 1. Mất ngủ là gì?

» 2. Triệu chứng mất ngủ

» 3. Nguyên nhân gây mất ngủ

» 4. Phương pháp phổ biến để điều trị mất ngủ

1. Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là triệu chứng điển hình của căn bệnh rối loạn giấc ngủ. Căn bệnh này làm cho người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ, không buồn ngủ, khi ngủ thì hay giật mình thức giấc rồi khó ngủ lại. Ban đêm ngủ thường đổ mồ hôi, trằn trọc không ngủ được khiến cho ban ngày rất mệt mỏi, dễ cáu gắt. Bệnh mất ngủ không đem lại sự nguy hiểm tức thời nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và sức khỏe lâu dài. Công việc, cuộc sống cũng gặp nhiều phiền toái và bất tiện.

2. Triệu chứng mất ngủ

Biểu hiện của bệnh mất ngủ khác nhau tùy vào từng thể chất, nhưng vẫn phổ biến với các dấu hiệu lâm sàng sau đây:

- Dễ tỉnh giấc

Người bị mất ngủ rất “nhạy cảm” với tiếng động, âm thanh hay những tác động ngoại cảnh dù là âm lượng nhỏ. Một tiếng ngáy nhẹ, tiếng đồng hồ tích tắc cũng có thể khiến họ bị giật mình tỉnh giấc. 

Dễ tỉnh giấc

- Thường xuyên mệt mỏi vào ban ngày

Ban ngày, người bị mất ngủ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, cảm giác buồn ngủ và thường hay ngáp ngủ. Nguyên nhân là do chất lượng giấc ngủ ban đêm không đảm bảo, làm cho các cơ quan không có đủ năng lượng để tỉnh táo.

- Khó tập trung, mau quên

Chính vì không thể tỉnh táo nên kéo theo triệu chứng khó tập trung và mau quên ở những người khó ngủ. Đây cũng là dấu hiệu có mức độ cảnh báo cao, cho thấy tình trạng mất ngủ đã diễn biến nặng gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ. 

- Tâm trạng thay đổi thất thường

Việc không thể ngủ ngon còn làm cho tâm trạng của người khó ngủ bị thay đổi thất thường. Nhưng phần lớn sẽ là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, thiếu sức sống và hay cáu gắt vô cớ. Người bệnh có xu hướng gắt gỏng, không vui, không có hứng thú để làm bất kỳ việc gì.

- Xuất hiện những lo lắng về giấc ngủ

Ngoài ra, người bệnh bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực về chứng mất ngủ của bản thân. Họ lo lắng những nguy cơ tiềm ẩn sau triệu chứng mất ngủ, những lo lắng đó lại càng khiến cho tình trạng mất ngủ diễn biến nặng hơn.

- Thức dậy sớm

Người bị rối loạn giấc ngủ còn có triệu chứng hay thức sớm hơn người bình thường. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao người già thường dậy rất sớm.

- Khó vào giấc

Đặc biệt người bị bệnh mất ngủ sẽ rất khó để vào giấc ngủ. Họ vẫn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi nhưng khi nằm xuống giường lại thao thức, trằn trọc không thể nào chợp mắt.

3. Nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ không chỉ đem lại sự mệt mỏi, uể oải mà về lâu dài sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh, suy nhược, thậm chí là đột quỵ. Do đó, bạn hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ cụ thể để sớm cải thiện. Chứng mất ngủ có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

- Mất ngủ do thay đổi sinh hoạt

Nhịp điệu sinh học hay thói quen sinh hoạt đều có liên quan mật thiết đến giấc ngủ của mỗi người. Khi bạn đột ngột thay đổi thói quen hoặc giờ giấc sinh hoạt thì giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Một số sự thay đổi sinh hoạt điển hình gây mất ngủ như:

+ Mất ngủ sau sinh: Theo thống kê có hơn 60% phụ nữ bị khó ngủ hoặc mất ngủ sau khi sinh nở. Nguyên nhân là do sự rối loạn nội tiết tố, hormone thay đổi đột ngột giữa trước và sau khi sinh con. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt của mẹ bỉm hoàn toàn đảo lộn so với trước kia khi phải chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm con giấc khuya. Áp lực tâm lý về ngoại hình, về việc chăm con cũng khiến cho rất nhiều phụ nữ stress và bị mất ngủ.

+ Áp lực công việc, cuộc sống kéo dài cũng là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng mất ngủ. Khi bạn bị ám ảnh về công việc, nỗi lo tài chính hoặc xung đột trong gia đình cũng sẽ tạo nên những luồng suy nghĩ khiến bạn trằn trọc và không ngủ được.

+ Chế độ sinh hoạt mất cân bằng hay thói quen ngủ thiếu hợp lý diễn ra thường xuyên cũng làm cho bạn bị mất ngủ vì đảo lộn nhịp sinh học. Chẳng hạn như thức khuya làm việc sau đó ngủ bù, làm việc xoay ca ngày ca đêm luân phiên không cố định, thường xuyên đi công tác nước ngoài bị lệch múi giờ,...

Mất ngủ do thay đổi sinh hoạt

+ Thiếu hoạt động thể chất cũng là lý do khiến nhiều người khó ngủ. Vận động sẽ giúp thư giãn gân cốt, giúp máu huyết được lưu thông đều khắp cơ thể, đem lại sự thoải mái để bạn ăn ngủ ngon hơn. Ngược lại, khi thiếu vận động máu huyết lưu thông kém, cơ xương dễ đau nhức gây khó ngủ. Các cơ quan tiêu hóa làm việc thiếu hiệu quả dẫn đến đầy hơi, khó tiêu khiến bạn khó ngủ hoặc ngủ không ngon.

+ Thiếu lưu thông máu lên não hay còn gọi thiếu máu não cục bộ là một căn bệnh rất phổ biến. Đây cùng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhức đầu, mất ngủ ở rất nhiều người hiện nay kể cả người trẻ tuổi.

- Mất ngủ do tuổi tác

Nguyên nhân của mất ngủ còn xuất phát từ sự gia tăng của tuổi tác. Nếu trong gia đình có người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ ngoài 50, bạn sẽ nhận thấy rằng họ thường hay bị khó ngủ, ngủ không ngon hoặc một tuần lại bị mất ngủ vài ba hôm. Đây là hiện tượng mất ngủ ở người già. Lý do là vì sự suy giảm hormone theo tuổi tác tạo nên cảm giác khó chịu, nóng trong, hay đổ mồ hôi đêm. Ngoài ra, người lớn tuổi còn có xu hướng dùng nhiều thuốc điều trị hơn người trẻ và một số loại thuốc có tác dụng phụ gây mất ngủ.

Mất ngủ do tuổi tác

Bên cạnh sự suy giảm nội tiết thì các cơ quan chức năng của người cao tuổi cũng hoạt động kém dần, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa. Do đó, nếu người già ăn nhiều thực phẩm khó tiêu song song với việc ít vận động sẽ khiến người bị đầy hơi làm cho khó ngủ hơn. Người lớn tuổi cũng rất nhạy cảm, đôi khi vì một câu nói vô tình hay một chút cô đơn cũng hình thành nên nhiều suy nghĩ lo âu làm cho họ trằn trọc suốt đêm và mất ngủ.

4. Phương pháp phổ biến để điều trị mất ngủ

Bệnh mất ngủ mặc dù không gây nguy hiểm tức thời, nhưng về lâu dài có thể tạo nên những căn bệnh mạn tính khác và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh. Do đó, bạn nên ngăn ngừa hoặc khắc phục sớm căn bệnh này, bằng những phương pháp sau đây:

- Cải thiện giấc ngủ bằng dinh dưỡng

Phương pháp đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất để chữa bệnh mất ngủ là thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Khi bị mất ngủ hoặc khó ngủ, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm cung cấp các nhóm chất sau đây:

+ Thực phẩm có vitamin nhóm B giúp hỗ trợ điều hòa hệ thần kinh, duy trì nhịp sinh học. Một số thực phẩm giàu vitamin B như: Cherry, kiwi, chuối, hạt óc chó,...

+ Thực phẩm giàu magie sẽ đem lại trạng thái thư giãn, xoa dịu căng thẳng để bạn ngủ ngon hơn. bạn có thể bổ sung magie thông qua một số loại cá béo như cá ngừ, cá hồi, cá thu,...

+ Thực phẩm giàu tryptophan sẽ giúp kích thích chuyển hóa serotonin, gia tăng nồng độ hormone melatonin để đem lại cảm giác buồn ngủ. Một số thực phẩm có chứa tryptophan như: chuối, hạnh nhân, hạt sen,...

+ Thực phẩm giúp sản sinh serotonin như: trứng, pho mát, đậu phụ, quả dứa,... sẽ giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả, điều chỉnh cảm xúc và giúp bạn ngủ ngon hơn.

+ Thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi, cá trích, bột ngũ cốc, hạt chia,... sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vì khả năng điều hòa thần kinh, đem lại sự thoải mái dễ chịu.

+ Thực phẩm chứa cordycepin là một trong những nguồn dưỡng chất đem lại giấc ngủ ngon tự nhiên, nhờ khả năng thúc đẩy lưu thông máu huyết, điều tiết lưu lượng máu lên não. Bạn có thể bổ sung cordycepin bằng đông trùng hạ thảo và các chế phẩm từ dược liệu này. 

Cải thiện giấc ngủ bằng dinh dưỡng

- Phương pháp chữa mất ngủ bằng thảo dược

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược chữa mất ngủ sau đây để sớm cải thiện tình trạng:

+ Đông trùng hạ thảo luôn xếp đầu danh sách những loại dược liệu quý có khả năng cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Đông trùng hạ thảo sẽ cung cấp cho cơ thể những hoạt chất như cordycepin,  acid amin tryptophan, cùng một số chất chống oxy hóa khác. 

Phương pháp chữa mất ngủ bằng thảo dược

+ Đẳng sâm chứa nhiều saponin và cả khoáng chất magie. Đây là loại thảo dược giúp tăng cường quá trình lưu thông máu, giúp máu và oxy vận chuyển đều đến các cơ quan, từ đó có công dụng vượt trội với tình trạng bị mất ngủ do thiếu máu não.

+ Sâm nam dương đặc biệt có nhiều vitamin nhóm B, đây là nhóm vitamin cần thiết để sản sinh ra melatonin đem lại cảm giác buồn ngủ.

+ Bạn cũng có thể dùng củ bình vôi để sắc nấu nước uống. Vì bình vôi có chứa thành phần hoạt chất rotundin giúp an thần, gây buồn ngủ và giúp ngủ ngon hơn.

+ Cây lạc tiên là loại cây bạn có thể tận dụng tất cả các bộ phận để chữa chứng mất ngủ. Lạc tiên có vị ngọt, tính mát, chữa được mất ngủ, giúp ngủ sâu hơn, đồng thời còn thanh nhiệt và giải độc rất tốt.

+ Long nhãn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề của thần kinh như: suy nhược, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm. Một bát chè long nhãn còn giúp bạn tăng cường khả năng hấp thu sắt để ngừa chứng thiếu máu từ đó ngủ ngon hơn và không còn mệt mỏi.

+ Tâm sen từ lâu đã nổi tiếng là loại dược liệu giúp an thần, bổ khí huyết và chữa mất ngủ hiệu quả. Trà tâm sen còn giúp giải nhiệt và xoa dịu tinh thần, bạn có thể thưởng trà tâm sen thay vì các loại trà khác để cải thiện chứng mất ngủ tốt hơn.

- Phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y

Bên cạnh các phương pháp chữa mất ngủ bằng dinh dưỡng hoặc thảo dược, bạn còn có thể kết hợp thêm những biện pháp từ đông y để tăng thêm công dụng. Một số liệu pháp cụ thể như:

+ Châm cứu để kích thích cơ thể tạo ra hormone endorphin nhằm giảm đau, xoa dịu căng thẳng, cơ thể được thả lỏng và đem lại trạng thái thư giãn để bạn dễ đi vào giấc ngủ.

+ Xoa bóp và ngâm chân để giúp tăng cường lưu thông khí huyết, để máu được vận chuyển đều khắp cơ thể, đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái dễ buồn ngủ và ngủ sâu hơn.

Phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y

+ Xông hơi cũng là biện pháp khá phổ biến để chữa mất ngủ do nhức đầu hoặc căng thẳng thần kinh. Việc xông hơi sẽ giúp giãn nở các mạch máu và cơ bắp, để khí huyết được lưu thông đều, từ đó giảm đau đầu, mệt mỏi để bạn ngủ ngon.

+ Phương pháp thủy châm đưa thuốc vào huyệt đạo cũng rất hiệu quả cho chứng mất ngủ. Thủy châm có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng khi thuốc được tiêm trực tiếp vào huyệt. Tuy nhiên, bạn cần tìm một cơ sở uy tín để thực hiện phương pháp này.

+ Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt của đông y để cải thiện chứng mất ngủ và ngủ ngon hơn. Một số huyệt đạo có liên quan đến chất lượng giấc ngủ như: bên dưới lòng bàn chân, mặt trước của cẳng tay, ấn đường ở giữa 2 chân mày và hai bên thái dương.

>>> Xem chi tiết hơn về Phương Pháp điều trị mất ngủ, giúp ngủ ngon

Ngoài những cách trên, bạn cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất mỗi ngày. Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để tăng thêm hiệu quả điều trị rối loạn giấc ngủ.

Trong những sản phẩm uống cải thiện giấc ngủ trên thị trường hiện nay, dòng chế phẩm từ đông trùng hạ thảo của thương hiệu Hector được người tiêu dùng đánh giá rất cao. Từ lâu, đông trùng hạ thảo đã được ghi nhận là loại dược liệu quý có công dụng vượt trội trong việc điều hòa thần kinh, giúp ăn ngon ngủ ngon và bồi bổ cơ thể.

Đông trùng hạ thảo cung cấp cho người dùng một nguồn dinh dưỡng vô cùng đa dạng, gồm 17 loại acid amin, nhiều vitamin (A,B,E,B12,...), các khoáng chất, nguyên tố vi lượng và nhiều hoạt chất giá trị (adenosine, flavonoid, cordycepin,...). Những thành phần dinh dưỡng này giúp bồi bổ cơ thể, cân bằng nội tiết, xoa dịu căng thẳng, tăng cường sức khỏe. Khi cơ thể khỏe khoắn, tâm trạng thoải mái thì giấc ngủ cũng chất lượng hơn. Ngoài ra, hoạt chất adenosine, cordycepin và vitamin nhóm B còn hỗ trợ quá trình lưu thông máu được diễn ra mạnh mẽ, góp phần tham gia tái tạo hồng cầu, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ do thiếu máu não rất hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo 2 dạng sản phẩm chiết xuất từ đông trùng hạ thảo của Hector gồm: đông trùng hạ thảo Hector Sâm dạng nướcđông trùng hạ thảo dạng viên nang.

Viên nang đông trùng hạ thảo

- Viên nang đông trùng hạ thảo với thành phần 100% đông trùng hạ thảo, được đóng gói thành từng viên nang nhỏ. Sản phẩm tiện dụng cho nhiều đối tượng, bạn có thể đem theo bên mình và dùng mọi lúc mọi nơi.

Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm

- Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm được điều chế dạng lỏng, đóng thành từng chai 50ml rất dễ dùng. Mỗi chai nước không chỉ bổ sung tinh chất từ đông trùng hạ thảo mà còn giàu dinh dưỡng từ các loại dược liệu quý như đẳng sâm, đinh lăng, chùm ngây. Mỗi ngày bạn sử dụng từ 1 đến 2 chai sẽ giúp bồi bổ thể trạng, nâng cao hệ miễn dịch, ăn ngon miệng, tình trạng mất ngủ cũng sớm được cải thiện. Nước đông trùng hạ thảo còn đặc biệt thích hợp với người lớn tuổi hấp thu kém, phụ nữ sau sinh cần dưỡng chất đa dạng và cả người vừa ốm dậy.

Xem chi tiết hơn về việc có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không

Ăn được ngủ được là tiên. Giấc ngủ ngon sẽ góp phần đem lại một sức khỏe tốt, ít bệnh tật và tâm trạng luôn tươi tắn. Mong rằng qua bài viết hôm nay, bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh mất ngủ, xác định được nguyên nhân và tìm được cách cải thiện hiệu quả nhất.

 
0888 91 98 99