Tìm Hiểu Về Đẳng Sâm

Chúng ta đều biết đến nhân sâm là loại thảo dược vô cùng bổ dưỡng và cũng rất đắt đỏ. Vậy nên, ít người có thể dùng được nhân sâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rằng đẳng sâm cũng có công dụng và dược tính tương tự và hoàn toàn có thể thay thế nhân sâm trong các bài thuốc. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về loại sâm của đất rừng Việt Nam nhé.

Mục lục:

» Đẳng sâm là gì

» Tác dụng của đẳng sâm

» Hướng dẫn chế biến đẳng sâm

» Sử dụng đẳng sâm đúng cách như thế nào

» Mua đẳng sâm ở đâu chất lượng

1. Đẳng sâm là gì?

Gọi là "nhân sâm của người nghèo" vì so với các loại nhân sâm Hàn Quốc hay Triều Tiên thì đẳng sâm có giá thành tương đối thấp hơn. Tuy nhiên, công dụng thì không hề thua kém nhân sâm. Loại sâm này có những đặc điểm sau:

Đẳng sâm là gì? Đặc điểm nhận dạng nổi bật

Cây đẳng sâm hay còn gọi cây ngân đằng hay cây đùi gà, có tên khoa học: Codonopsis sp. Đẳng sâm là phần rễ có tính bình hơi ôn, vị ngọt.

Đặc điểm nhận dạng: Rễ nạc hình trụ có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc và ngang. Mùi thơm và vị ngọt nhẹ.

Cây đảng sâm có thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối, phiến lá hình tim hoặc trứng dài 1-7cm. Hoa mọc đơn đọc ở kẽ lá. Có 5 lá đài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt. Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở: tháng 7-8. Mùa quả tháng 9-10.

đẳng sâm là gì, đặc điểm nhận dạng nổi bật

Dược tính

Đẳng sâm Việt Nam được xác định là có chứa hoạt chất saponin, sesquiterpenoid, 17 acid amin, sterol, các khoáng chất và một số nguyên tố vi lượng như Fe, Mg, K,.. Đẳng sâm là vị thuốc trong nhiều sản phẩm hỗ trợ về chứng thiếu máu, tiêu hoá, huyết áp và cải thiện chức năng phổi, tim mạch.

Khu vực phân bổ

Đẳng sâm có thích hợp với điều kiện khí hậu của một số quốc gia như: Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ.

Tại Việt Nam, đẳng sâm được trồng ở 14 tỉnh miền núi, nhưng tập trung nhất ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… và các tỉnh phía Nam, đẳng sâm có ở núi Ngọc Linh và các vùng Đà Lạt. Cây đẳng sâm hiện đã được nhân giống và bảo tồn thành công.

Thu hái và bào chế

Thời gian thu hái: Sau khi trồng 18 - 20 tháng có thể thu hoạch rễ khi cây lụi tàn.

Bào chế: Sau thu hái, rửa sạch đất, phân biệt to nhỏ, để riêng, xâu dây và phơi đến nửa chừng thì dùng tay hay miếng gỗ lần cho mềm và làm cho vỏ và thịt dính chặt nhau, làm như vậy 3-4 lần, cuối cùng phơi hay sấy cho thật khô. Lấy dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, ủ mềm (trong quá trình ủ thường xuyên đảo đều). Xếp rễ to xuống dưới, rễ nhỏ phía trên vào một dụng cụ bằng inox. Chưng cách thủy trong 2 giờ. Lấy ra, để nguội. Rễ to thái lát, rễ nhỏ cắt thành đoạn, phơi cho se hoặc sấy ở 45 độ cho se. Phơi hoặc sấy đến khô ở nhiệt độ dưới 70 độ.

thu hái và bào chế đẳng sâm

Sự khác biệt với nhân sâm

Đều là những loại thảo dược quý đem lại nguồn dưỡng chất dồi dào cho sức khoẻ, hình dạng khá tương đồng nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa đẳng sâm và nhân sâm, tuy nhiên giữa hai loại này có một số điểm khác nhau:

  • Hình dạng: Đẳng sâm có màu vàng ngả trắng, ít rễ phụ, phần đầu của củ sâm thường to hơn và nhỏ dần về đuôi, có mùi thơm dịu nhẹ. Còn nhân sâm, có màu nâu hoặc vàng đậm, hình dáng gần giống con người, rễ phụ nhiều và trên thân sâm thường có những vết hằn sâu, bám khá nhiều bùn đất khó rửa, mùi thơm rất đậm và thơm rất lâu.
  • Phân bổ: Đẳng sâm khá dễ tính hơn thường xuất hiện ở những vùng rừng thưa, ven suối hoặc các vùng núi phía Bắc nước ta và một số vùng Đông Bắc Châu Á. Nhân sâm thì chỉ thích hợp sinh trưởng ở những vùng ôn đới và các dãy núi cao, khí hậu và thổ nhưỡng Hàn Quốc là điều kiện lý tưởng cho loại nhân sâm thượng hạng.
  • Công dụng: Công dụng của đẳng sâm và nhân sâm đều tương tự nhau, cung cấp dinh dưỡng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe tim mạch, phổi và thận, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu… Tuy nhiên, đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, lành tính và ít kén người dùng. Còn nhân sâm vị ngọt, hơi đắng và tính ôn, nên những ai có thể trạng nóng nên cân nhắc khi dùng.

tìm hiểu về đẳng sâm

2. Tác dụng của đẳng sâm

Mặc dù có giá thành tương đối rẻ hơn nhân sâm, nhưng tác dụng của đẳng sâm không hề kém cạnh nhân sâm hay các loại sâm khác:

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong các thành phần hoạt chất quan trọng, thì saponin có trong đẳng sâm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, saponin MR2 hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả. Dùng đẳng sâm còn có thể giúp gia tăng số lượng bạch cầu bảo vệ và kháng thể hoạt động như những tuyến phòng thủ đầu tiên giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Ngoài ra, còn có thể kích thích cơ thể sản xuất nhiều interferon, một loại protein có khả năng kháng virus hiệu quả.

đẳng sâm tăng cường hệ miễn dịch

Bảo vệ niêm mạc dạ dày

Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về dược tính của cây đẳng sâm. Và các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong đẳng sâm có rất nhiều hoạt chất quý giá như: inulin, glucose, alkaloid, fructose, mannose, xylose và saponin, cùng rất nhiều axit hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể. Những thành phần dược tính của đẳng sâm giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sử dụng đẳng sâm thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về dạ dày rất tốt.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu thực nghiệm trên chuột Hà Lan cho thấy rằng, đẳng sâm có chất dịch làm tăng trương lực của hồi tràng chuột. Khi gia tăng nồng độ thuốc thì trương trực cũng tăng theo. Vậy nên, sử dụng đẳng sâm có thể giúp hỗ trợ chữa trị các bệnh về dạ dày như loét hoặc viêm.

đẳng sâm bảo vệ niêm mạc dạ dày

Cân bằng huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu

Đẳng sâm công dụng giúp tăng cường khả năng co bóp của tim, đẩy mạnh lưu lượng máu bơm đều đến các chi, não bộ và những cơ quan khác của chúng ta. Đặc biệt, trong đẳng sâm chứa một lượng saponin dồi dào, chúng có khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, làm sạch các mạch máu, ngăn các thành phần tích tụ gây tắc nghẽn động mạch. Saponin còn có công dụng ngăn ngừa các tác động xấu từ cholesterol trên hệ tuần hoàn. Giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh lý ở hệ tuần hoàn như máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Giảm nhẹ các triệu chứng về hô hấp

Những bài thuốc từ đẳng sâm còn có khả năng hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng của những bệnh về đường hô hấp như ho, lao, viêm phế quản. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các cơn đau rát cổ họng do ho lâu ngày, ngoài ra hoạt chất saponin có trong thành phần của đẳng sâm còn giúp long đờm và giảm viêm rất hiệu quả.

giảm nhẹ các triệu chừng về hô hấp bằng đẳng sâm

Có tính kháng viêm mạnh

Thành phần saponin chính là một trong những hoạt chất tạo nên tính kháng viêm của đẳng sâm. Hoạt chất này có thể ngăn ngừa quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn nên có thể ngăn các phản ứng viêm. Đẳng sâm còn giúp gia tăng số lượng bạch cầu trong cơ thể giúp chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Vậy nên sử dụng đẳng sâm có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nên những bệnh như: trực khuẩn bạch cầu, khuẩn đại tràng, trực khuẩn lao, tụ cầu khuẩn… Đặc biệt là dùng đẳng sâm sẽ giúp các vết thương nhanh lành hơn và không bị nhiễm trùng vết thương.

Hỗ trợ điều trị thiếu máu và vàng da

Một quan niệm được lưu truyền từ rất lâu trong đông y, trong cây đẳng sâm có chứa nhiều saponin, alcaloid, các chất béo và những nguyên tố vi lượng rất tốt cho hệ tuần hoàn như: Fe, Ca, Mg, Zn… Vậy nên sử dụng đẳng sâm sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Tác dụng kiện tỳ, ích phế giúp cải thiện khí huyết, làn da, trị da xanh xao, vàng vọt. Phục hồi thể trạng cho người ốm dậy, giúp ăn ngon và da dẻ hồng hào hơn.

hỗ trợ điều trị thiếu máu và vàng da bằng đẳng sâm

Giảm căng thẳng và an thần

Trong đẳng sâm có nhiều hợp chất mang hoạt tính sinh học như saponin, phytosterol, các axit amin và dồi dào các vitamin và khoáng chất. Sử dụng đẳng sâm hàng ngày có thể giúp chúng ta tỉnh táo tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm mệt mỏi. Đẳng sâm còn được biết đến là vị thảo dược quý trong những bài thuốc giúp chữa chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Sử dụng đẳng sâm thường xuyên sẽ làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng của não bộ, giúp bộ não làm việc tập trung hơn, hiệu quả hơn.

đẳng sâm giảm căng thẳng và an thần

Tăng cường khả năng sinh lý

Theo y học cổ truyền, đẳng sâm có vị ngọt, tính hơi lạnh, có tác dụng hữu hiệu trong việc cải thiện chức năng hoạt động của tuyến thượng thận, làm tăng testosterone nên rất hiệu quả cho việc tăng cường sinh lý cho nam giới. Sử dụng đẳng sâm giúp cải thiện máu huyết, cải thiện chức năng của tuyến thượng thận, làm cho tuyến này thư giãn hơn và đem lại những tác động tích cực trong việc quan hệ vợ chồng.

3. Hướng dẫn chế biến đẳng sâm

Mặc dù đẳng sâm rất bổ dưỡng nhưng nếu không biết cách dùng, bạn có thể khiến nó mất đi thành phần dưỡng chất. Hãy cùng tham khảo những cách chế biến đẳng sâm phổ biến sau đây và áp dụng nhé:

Ngâm rượu đẳng sâm

Rượu đẳng sâm có thể nói là món ngon khiến các quý ông không thể nào chối từ. Từ lâu, rượu sâm đã nổi tiếng về độ hấp dẫn cũng như là món bổ dưỡng cực kỳ cho sức khỏe của phái mạnh, đặc biệt là chuyện sinh lý. Bạn có thể làm rượu đẳng sâm theo cách sau:

  • Cách ngâm rượu với đẳng sâm tươi:

Rượu dùng để ngâm phải là rượu gạo nguyên chất 40 độ. Đầu tiên, rửa thật sạch đẳng sâm và ngâm trong nước trong 1-2 tiếng để loại bỏ bớt nhựa, sau đó vớt ra, để khô và ngâm rượu. Nên ngâm rượu đẳng sâm theo tỉ lệ 1:3, ví dụ như 1kg đẳng sâm thì sẽ cần 3 lít rượu. Rượu đẳng sâm tươi cần ít nhất 3 tháng để có thể dùng.

  • Cách ngâm rượu với đẳng sâm khô:

Cách thực hiện cũng tương tự như với đẳng sâm tươi nhưng đẳng sâm khô cần phải sao vàng trước và ngâm rượu với tỉ lệ 1:5. Rượu đẳng sâm khô cần ít nhất 30 ngày để có thể dùng.

hướng dẫn chế biến đẳng sâm

Ngâm đẳng sâm cùng mật ong

Đẳng sâm có vị ngọt nhưng không phải ai cũng có thể quen với mùi đặc trưng của đẳng sâm, ngâm cùng mật ong sẽ giúp bạn dễ sử dụng hơn. Đặc biệt sự kết hợp này còn đem lại nhiều tác dụng vượt trội cho sức khỏe, cách làm như sau:

  • Ngâm đẳng sâm tươi: Rửa sạch đẳng sâm, thái lát nhỏ, cho vào bình, thêm mật ong và đậy kín nắp. Ngâm với tỉ lệ đẳng sâm : mật ong là 4:6. Sau 1 tháng ngâm là có thể sử dụng.
  • Ngâm đẳng sâm khô: Tráng đẳng sâm khô qua với nước nóng, để khô, thái lát mỏng, cho vào bình, thêm mật ong và đậy kín nắp. Thời gian ngâm tối thiểu là 3 tháng.

Nấu trà đẳng sâm cùng táo đỏ, kỷ tử

Trà đẳng sâm táo đỏ là một thức uống khá ngon và còn bổ dưỡng, bạn có thể thêm kỷ tử để công dụng càng nhân đôi. Dùng trà thường xuyên giúp bạn cải thiện được chứng chán ăn, kích thích ngon miệng, ngoài ra còn thư giãn tinh thần, tăng sức đề kháng và còn làm đẹp da. Cách làm trà cũng khá đơn giản:

Nguyên liệu: 20 gam đẳng sâm, 10 quả kỷ tử, 3-5 quả táo đỏ

Thái lát mỏng đẳng sâm và táo đỏ, rồi cho tất cả nguyên liệu vào cùng 300ml nước. Đun cho đến khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa và đun tiếp trong khoảng 10 phút. Để nguyên nước trà trong nồi, khi nước hết nóng và còn ấm thì rót ra uống. Chia làm hai phần và uống hết trong ngày, có thể uống thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

nấu trà đẳng sâm cùng táo đỏ kỷ tử

Sắc cùng các vị thuốc

Đẳng sâm khá lành tính, vậy nên có thể kết hợp với nhiều vị thuốc để tạo nên các bài thuốc hay cho nhiều chứng bệnh khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trị chứng suy nhược:

Nguyên liệu: 20 gam đảng sâm, 1 gam huyết giác, 0,5 gam tiểu hồi, 6 gam tắc kè, 1 gam trần bì, 250ml rượu 40 độ và một chút đường 

Cách thực hiện: Rửa thật sạch toàn bộ nguyên liệu rồi đem đi cắt nhỏ và đem ngâm rượu trong khoảng một tháng. Mỗi ngày nên sử dụng 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30ml để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Cải thiện ăn uống:

Nguyên liệu: 20 gam đẳng sâm, 12 gam mỗi loại nguyên liệu gồm ba kích, bạch truật sao và đương quy

Cách thực hiện: Tán tất cả dược liệu thành bột mịn, thêm vào một chút mật ong và vo tròn thành viên hoặc đem sắc thành nước để uống (nên uống nóng). Mỗi ngày nên sử dụng khoảng 12 – 20g. Với cách sử dụng đẳng sâm này, các triệu chứng sẽ được cải thiện tích cực sau một tuần sử dụng.

đẳng sâm sắc cùng các vị thuốc

Nấu canh đẳng sâm

Không nhất thiết phải uống trà hay nấu thuốc, bạn có thể nhận nguồn dinh dưỡng từ đẳng sâm thông qua các món ăn ngon như hầm canh gà.

Nguyên liệu: 35 gam đẳng sâm, 50 gam hoàng kỳ, 150g thịt gà gầmis, 5 quả táo đỏ, 4 lát gừng tươi, gia vị

Cách chế biến: Đem tất cả nguyên liệu bỏ vào nồi và đun cách thủy cho đến khi thịt chín mềm. Sau đó thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Khoảng 3-5 ngày ăn một lần để bồi bổ cơ thể, trị suy nhược, mệt mỏi.

nấu canh đẳng sâm

Nấu cháo đẳng sâm

Cháo đẳng sâm là một món khá phổ biến, đặc biệt thích hợp cho người cao tuổi, người mới ốm dậy chỉ nên ăn nhẹ nhàng. Bạn có thể nấu cháo đẳng sâm cùng phục linh để tăng thêm công hiệu:

Nguyên liệu: 20 gam đẳng sâm, 12 gam phục linh, 16 gam ý dĩ, 200 gam gạo nếp

Cách chế biến: Sắc phục linh và đẳng sâm. Lấy phần nước sắc được để nấu cùng ý dĩ và gạo nếp thành cháo.

4. Sử dụng đẳng sâm đúng cách như thế nào?

Cách dùng đẳng sâm như thế nào? Mặc dù đẳng sâm rất tốt, tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau để có thể phát huy hết tác dụng của cây đẳng sâm và không bị những tác dụng không mong muốn:

  • Liều lượng sử dụng: đẳng sâm sẽ đem lại hiệu quả tốt với lượng dùng 9 - 30 gam mỗi ngày. Nếu ít hơn sẽ không đủ để đem lại công dụng, nếu thừa sẽ quá liều không cần thiết đôi khi đem lại tác dụng phụ.
  • Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thêm dược liệu khác vào. Vì nếu không có sự am hiểu nhất định về đẳng sâm, bạn có thể tăng quá liều gây ảnh hưởng sức khỏe, hoặc phối nhầm loại dược liệu kỵ với đẳng sâm sẽ rất nguy hiểm.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em: Trẻ em dưới 14 tuổi chưa cần thiết phải dùng vì dương đang thịnh không hợp sâm. Phụ nữ có thai và cho con bú nếu dùng có thể ảnh hưởng đến trẻ, không riêng đẳng sâm mà bất kỳ sản phẩm nào cũng phải cân nhắc trước khi dùng.
  • Không dùng kèm với hải sản, trà xanh hay củ cải: Hải sản và củ cải nếu kết hợp cùng đẳng sâm có thể gây ngộ độc vì hải sản và củ cải  là loại thực phẩm hạ khí. Nếu sử dụng cùng nhau, bạn có thể bị dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn nặng hơn là ngộ độc. Trà xanh làm giảm tác dụng của đẳng sâm do đó cũng không nên dùng chung.
  • Nên kiên trì sử dụng thời gian dài để thấy được hiệu quả, đây là điều cần thiết khi bạn sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào không riêng đẳng sâm. Các loại thảo dược thường đem lại tác dụng từ từ nhưng có thể điều trị tận gốc rễ, vậy nên bạn hãy kiên nhẫn nhé.

sử dụng đẳng sâm đúng cách như thế nào

5. Mua đẳng sâm ở đâu chất lượng?

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều nơi bán đẳng sâm nhưng đẳng sâm mua ở đâu chất lượng? Bạn có thể tham khảo một số nơi như sau:

  • Nhà thuốc Đông y: Đẳng sâm là vị thuốc Đông y phổ biến, vậy nên bạn có thể đến bất kỳ nhà thuốc Đông y nào để mua đẳng sâm chất lượng nhất.
  • Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có chứng nhận: Có khá nhiều công ty dược, thực phẩm chức năng cũng phân phối đẳng sâm và một số chế phẩm từ đẳng sâm. Bạn nên chọn mua những thương hiệu công ty có đầy đủ chứng nhận nguồn gốc để không mua phải hàng giả.
  • Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc: Đẳng sâm luôn nằm trong danh sách những dược liệu y học cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là lý do bạn có thể tìm mua được Đẳng sâm ở Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, có địa chỉ tại số 145 đường Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền: Nếu bạn không thuận tiện để ghé đến những địa chỉ trên, bạn có thể tìm đến Bệnh viện y học cổ truyền để mua được Đẳng sâm chất lượng cao với giá cả vô cùng phải chăng

Như vậy, bạn đã biết đẳng sâm là gì cũng như tất cả những thông tin cần thiết để sử dụng loại dược liệu tốt này. Tuy nhiên, để tiện lợi, an toàn mà không mất công chế biến, bạn có thể sử dụng Hector Sâm. Là một chế phẩm từ đẳng sâm cùng đông trùng hạ thảo đến từ thương hiệu Hector, vô cùng chất lượng và tiện lợi với dạng chai dùng ngay. Đặc biệt các dịp lễ Tết này, bạn còn có thể mua những combo quà tặng từ Hector với các loại Hector Sâm, Hector Collagen để biếu tặng người thân bạn bè, vô cùng ý nghĩa và sang trọng nữa nhé.

mua đẳng sâm ở đâu chất lượng

0888 91 98 99