NƯỚC SẠCH - MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ TIÊN QUYẾT TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Trong quá trình sản xuất tại nhà máy, nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Bài viết này sẽ giải thích rõ về mục đích sử dụng nước sạch trong sản xuất nhà máy và cách các hệ thống xử lý giúp đảm bảo chất lượng nước.

Tầm quan trọng của nước sạch sản xuất

Nước sạch dùng cho sản xuất được định nghĩa là nước không chứa các tạp chất độc hại, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại hoặc bất kỳ hợp chất nào có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn và tính chất của sản phẩm cuối cùng.

Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi giai đoạn sản xuất thực phẩm, từ nguyên liệu cho đến quá trình chế biến và vệ sinh. Để đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng nước.


An toàn thực phẩm luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp sản xuất. Và ảnh hưởng của nguồn nước đến các đặc tính riêng của sản phẩm, như màu sắc, hương vị, chất lượng rất quan trọng. Vì vậy, sử dụng nước tinh khiết là lựa chọn tối ưu nhằm đảm bảo chất lượng và đặc tính của sản phẩm.

Đánh giá chất lượng của nước sạch sản xuất

Đánh giá tiêu chuẩn nguồn nước sạch phục vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm một số tiêu chí quan trọng như sau:

Mùi vị: Đánh giá mùi và vị của nguồn nước để đảm bảo không có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị cuối cùng của sản phẩm.

Màu sắc: Đánh giá cảm quan màu của nước như màu đỏ, màu nâu, màu xám, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Độ trong suốt: Đánh giá độ trong suốt của nước để đảm bảo không có tạp chất gây đục trong nước ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Độ cứng: Đánh giá hàm lượng các chất khoáng gây cứng như canxi và magie để đảm bảo không gây tạo cặn trong thiết bị và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng sản phẩm.

Độ pH: Đảm bảo nước có độ pH phù hợp cho quá trình sản xuất và không gây ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm.
Các hợp chất hữu cơ: Đánh giá hàm lượng các hợp chất hữu cơ tan trong nước và các chất ô nhiễm khác không gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm.

Hàm lượng kim loại nặng: Đánh giá hàm lượng các axit và kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân, arsenic không vượt quá mức cho phép và không gây hại cho sức khỏe.

Vi sinh: Đánh giá hàm lượng vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác trong nước đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Lợi ích của nước sạch cho doanh nghiệp và khách hàng

Đối với doanh nghiệp, sử dụng nước sạch đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nước sạch là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm, giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng được sản xuất với chất lượng cao và không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, sử dụng nước sạch theo các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý, nâng cao uy tín và niềm tin của doanh nghiệp.
 
Đối với người tiêu dùng, có thể yên tâm sử dụng những sản phẩm an toàn, chất lượng, không chứa tạp chất hay tác nhân gây bệnh. Nước sạch giữ nguyên chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, không ảnh hưởng màu sắc và mùi vị của sản phẩm. Sử dụng nguồn nước sạch trong quá trình sản xuất thực phẩm hỗ trợ sức khỏe là bảo vệ và nâng cao sức khỏe của khách hàng sử dụng sản phẩm.

Các hệ thống xử lý nước sạch

Kể cả nước sông, nước giếng hay thậm chí là nước thủy cục (nước máy)… ngày nay đều ít nhiều có chứa tạp chất. Do đó, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sử dụng nguồn nước nào cũng đều phải tiến hành xử lý. Dưới đây là một số hệ thống xử lý nước sạch:

Hệ thống lọc đa tầng: Bao gồm các giai đoạn lọc thô, khử độc, khử mùi và làm mềm nước. Trước hết, lọc thô loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn. Sau đó, giai đoạn khử độc sử dụng than hoạt tính để loại bỏ chất ô nhiễm. Giai đoạn khử mùi, khử vị sẽ xử lý các chất gây mùi không mong muốn có trong nước. Cuối cùng là giai đoạn làm mềm nước bằng cách giảm nồng độ canxi và magie.

Hệ thống lọc UV: Ánh sáng tử ngoại (UV) được sử dụng để diệt khuẩn, virus và vi sinh vật từ nguồn nước. Các hệ thống lọc UV thường được sử dụng như một phương pháp bổ sung để đảm bảo nước sử dụng trong sản xuất không chứa vi sinh vật gây hại.

Hệ thống khử ion: Hệ thống này sử dụng các công nghệ như trao đổi ion để loại bỏ các ion kim loại nặng, các tạp chất khác từ nước. Điều này giúp cải thiện chất lượng nguồn nước và ngăn ngừa sự tích tụ cặn bám trong các thiết bị và ống dẫn nước.

Hệ thống thẩm thấu ngược (RO): Hệ thống RO sử dụng màng lọc thẩm thấu ngược để loại bỏ các tạp chất, muối, vi sinh vật, và các chất hòa tan khác từ nước. Quá trình RO tạo ra nước tinh khiết dùng cho sản xuất các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược phẩm.

Các hệ thống xử lý nước sạch trong sản xuất nhà máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn cao và bảo vệ môi trường.

Tại nhà máy Đông trùng hạ thảo Hector, hệ thống xử lý nước tinh khiết được thiết kế và triển khai để phục vụ sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Hệ thống xử lý nước tinh khiết loại bỏ tất cả các tạp chất, vi sinh vật, các chất ô nhiễm khác từ nguồn nước ban đầu. Qua đó, nước tinh khiết được tạo ra để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và chất lượng của sản phẩm.

Với sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ và cam kết về sức khỏe và môi trường, Đông trùng hạ thảo Hector là thương hiệu đáng tin cậy cho các sản phẩm sức khỏe. Hector cam kết đáp ứng mọi yêu cầu và tiêu chuẩn cao trong nước và quốc tế, mang lại những sản phẩm chăm sóc sức khỏe an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

 
0888 91 98 99