CHÙM NGÂY VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE DỰA TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC

Chùm ngây (Moringa oleifera) là loài cây chứa nhiều hoạt chất đặc biệt tốt cho sức khỏe từ hàng ngàn năm nay. Cho đến nay các nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu được một phần nhỏ trong số rất nhiều lợi ích của nó.

Dưới đây là một số công dụng của chùm ngây đã được nghiên cứu khoa học chứng minh:

Chùm ngây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời

Tất cả các bộ phận của chùm ngây gồm lá, hạt, hoa, thân và rễ đều có thể được sử dụng như một nguồn quan trọng cung cấp dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày. Lá chùm ngây là thành phần chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có thể kể tới như:

- Protein

- Vitamin B6, vitamin C, riboflavin (B2), vitamin A (từ beta-carotene)

- Canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm

Theo Kuli Kuli, một tổ chức thu hoạch cây chùm ngây ở Châu Phi, tính theo gam, cây chùm ngây chứa lượng:

- Protein gấp hai lần sữa chua

- Vitamin A gấp bốn lần cà rốt

- Kali gấp ba lần chuối

- Canxi gấp bốn lần sữa bò

- Vitamin C gấp bảy lần cam

Chùm ngây giúp giảm viêm 

Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc chấn thương. Đó là một cơ chế bảo vệ cần thiết nhưng có thể trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu nó tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài.

Các nhà khoa học chứng minh rằng isothiocyanates là hợp chất chống viêm chính trong cây chùm ngây [1,2,3]. Các chất này có tác dụng ức chế các enzym và protein gây viêm trong cơ thể, nhờ đó giúp các tổn thương trên cơ thể lành lại nhanh chóng

Chùm ngây chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa

Các gốc tự do có liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh tim và bệnh đái tháo đường type 2 [5,6]. Chất chống oxy hóa là các hợp chất hoạt động chống lại các gốc tự do trong cơ thể bạn.

Một số hợp chất thực vật chống oxy hóa đã được tìm thấy trong lá của chùm ngây [7,8,9]. Ngoài vitamin C và beta-carotene, còn có:

- Quercetin: Chất chống oxy hóa mạnh này có thể giúp giảm huyết áp [11,12].

- Axit chlorogenic: được tìm thấy với một lượng lớn trong chùm ngây, axit chlorogenic có thể giúp điều hòa đường huyết sau bữa ăn [14,15].

Một nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy rằng dùng khoảng 7 gam bột lá chùm ngây mỗi ngày trong ba tháng làm tăng đáng kể mức độ chống oxy hóa trong máu.

Chùm ngây làm giảm Cholesterol, ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Có cholesterol cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chùm ngây có tác dụng giảm cholesterol [11,16]. Hoạt chất β-Sitosterol trong chùm ngây giúp ngăn sự hình thành của LDL-cholesterol, làm giảm hấp thu cholesterol và loại bỏ các mảng xơ cứng trên thành mạch máu.

Chùm ngây giúp cân bằng đường huyết

Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe và những biến chứng nguy hiểm

Một nghiên cứu nhỏ ở người mắc bệnh tiểu đường cho thấy rằng thêm 50 gam lá chùm ngây vào bữa ăn làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu tới 21% [4].

Các nghiên cứu chứng minh được tác dụng này là do các hợp chất isothiocyanates có trong chùm ngây [10] giúp kiểm soát insulin và đường huyết rất hiệu quả. Ngoài ra thành phần acid chlorogenic trong chùm ngây còn cho phép các tế bào giải phóng hoặc hấp thu thêm đường khi cần thiết.

Chùm ngây giúp phòng ngừa ung thư

Toàn bộ cây chùm ngây (lá, vỏ và rễ) có chứa hợp chất niaziminin - một hợp chất có khả năng ức chế sự hình thành phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Nghiên cứu trên động vật sử dụng dịch chiết xuất từ rễ của cây chùm ngây đã chứng minh khả năng ức chế sự phát triển của ung thư buồng trứng.

Ngoài ra trong lá chùm ngây có chứa hàm lượng lớn kẽm, vitamin C cùng các hợp chất  glucosinolate, benzyl Isothiocyanate,… chống ung thư và tổn thương DNA tế bào, đồng thời chống lại các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Chùm ngây bảo vệ gan

Chùm ngây đã được chứng minh là giúp hỗ trợ chức năng gan và phục hồi tổn thương gan.

Thành phần silymarin có trong lá chùm ngây tác dụng bảo vệ lá gan khỏi những ảnh hưởng xấu do việc sử dụng nhiều chất béo gây nên. Chùm ngây còn chứa polyphenol giúp chống lại quá trình oxy hóa trong gan. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng ăn chùm ngây giúp giảm tình trạng xơ gan và chống lại tổn thương gan.

Chùm ngây là một thành phần có trong sản phẩm Nước đông trùng hạ thảo Hector sâm giúp cung cấp dinh dưỡng, kháng viêm, chống lão hóa, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết. Ngoài ra Hector sâm còn chứa thêm các loại dược liệu quý như đông trùng hạ thảo, đinh lăng, đẳng sâm tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng,…

Với những lợi ích sức khỏe như trên, chùm ngây hứa hẹn sẽ ứng dụng nhiều hơn vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trong tương lai.

Bài viết liên quan:

Chùm ngây thực phẩm dinh dưỡng cao

Chùm ngây - những lợi ích bất ngờ

4 lợi ích của chùm ngây đối với nam giới

Tài liệu tham khảo:

1. Sulaiman, M. R., Zakaria, Z. A., Bujarimin, A. S., Somchit, M. N., Israf, D. A., & Moin, S. (2008). Evaluation of Moringa oleifera aqueous extract for antinociceptive and anti-inflammatory activities in animal models. Pharmaceutical biology, 46(12), 838-845.

2. Mahajan, S. G., & Mehta, A. A. (2010). Immunosuppressive activity of ethanolic extract of seeds of Moringa oleifera Lam. in experimental immune inflammation. Journal of ethnopharmacology, 130(1), 183-186.

3. Cheenpracha, S., Park, E. J., Yoshida, W. Y., Barit, C., Wall, M., Pezzuto, J. M., & Chang, L. C. (2010). Potential anti-inflammatory phenolic glycosides from the medicinal plant Moringa oleifera fruits. Bioorganic & medicinal chemistry, 18(17), 6598-6602.

4. William, F., Lakshminarayanan, S., & Chegu, H. (1993). Effect of some Indian vegetables on the glucose and insulin response in diabetic subjects. International Journal of Food Sciences and Nutrition, 44(3), 191-195.

5. Rodrigo R, González J, Paoletto F. The role of oxidative stress in the pathophysiology of hypertension. Hypertens Res. 2011 Apr;34(4):431-40. doi: 10.1038/hr.2010.264. Epub 2011 Jan 13. PMID: 21228777.

6. Kaneto H, Katakami N, Kawamori D, Miyatsuka T, Sakamoto K, Matsuoka TA, Matsuhisa M, Yamasaki Y. Involvement of oxidative stress in the pathogenesis of diabetes. Antioxid Redox Signal. 2007 Mar;9(3):355-66. doi: 10.1089/ars.2006.1465. PMID: 17184181.

7. Chumark P, Khunawat P, Sanvarinda Y, Phornchirasilp S, Morales NP, Phivthong-Ngam L, Ratanachamnong P, Srisawat S, Pongrapeeporn KU. The in vitro and ex vivo antioxidant properties, hypolipidaemic and antiatherosclerotic activities of water extract of Moringa oleifera Lam. leaves. J Ethnopharmacol. 2008 Mar 28;116(3):439-46. doi: 10.1016/j.jep.2007.12.010. Epub 2007 Dec 23. PMID: 18249514.

8. Sreelatha S, Padma PR. Antioxidant activity and total phenolic content of Moringa oleifera leaves in two stages of maturity. Plant Foods Hum Nutr. 2009 Dec;64(4):303-11. doi: 10.1007/s11130-009-0141-0. PMID: 19904611.

9. Verma, A. R., Vijayakumar, M., Mathela, C. S., & Rao, C. V. (2009). In vitro and in vivo antioxidant properties of different fractions of Moringa oleifera leaves. Food and Chemical Toxicology, 47(9), 2196-2201.

10. Waterman C, Rojas-Silva P, Tumer TB, Kuhn P, Richard AJ, Wicks S, Stephens JM, Wang Z, Mynatt R, Cefalu W, Raskin I. Isothiocyanate-rich Moringa oleifera extract reduces weight gain, insulin resistance, and hepatic gluconeogenesis in mice. Mol Nutr Food Res. 2015 Jun;59(6):1013-24. doi: 10.1002/mnfr.201400679. Epub 2015 Apr 27. PMID: 25620073; PMCID: PMC4456298.

11. Mehta K, Balaraman R, Amin AH, Bafna PA, Gulati OD. Effect of fruits of Moringa oleifera on the lipid profile of normal and hypercholesterolaemic rabbits. J Ethnopharmacol. 2003 Jun;86(2-3):191-5. doi: 10.1016/s0378-8741(03)00075-8. PMID: 12738086.

12. Edwards RL, Lyon T, Litwin SE, Rabovsky A, Symons JD, Jalili T. Quercetin reduces blood pressure in hypertensive subjects. J Nutr. 2007 Nov;137(11):2405-11. doi: 10.1093/jn/137.11.2405. PMID: 17951477.

13. Larson AJ, Symons JD, Jalili T. Therapeutic potential of quercetin to decrease blood pressure: review of efficacy and mechanisms. Adv Nutr. 2012 Jan;3(1):39-46. doi: 10.3945/an.111.001271. Epub 2012 Jan 5. PMID: 22332099; PMCID: PMC3262612.

14. van Dijk AE, Olthof MR, Meeuse JC, Seebus E, Heine RJ, van Dam RM. Acute effects of decaffeinated coffee and the major coffee components chlorogenic acid and trigonelline on glucose tolerance. Diabetes Care. 2009 Jun;32(6):1023-5. doi: 10.2337/dc09-0207. Epub 2009 Mar 26. PMID: 19324944; PMCID: PMC2681030.

15. Tunnicliffe JM, Eller LK, Reimer RA, Hittel DS, Shearer J. Chlorogenic acid differentially affects postprandial glucose and glucose-dependent insulinotropic polypeptide response in rats. Appl Physiol Nutr Metab. 2011 Oct;36(5):650-9. doi: 10.1139/h11-072. Epub 2011 Oct 6. PMID: 21977912.

16. Ghasi S, Nwobodo E, Ofili JO. Hypocholesterolemic effects of crude extract of leaf of Moringa oleifera Lam in high-fat diet fed wistar rats. J Ethnopharmacol. 2000 Jan;69(1):21-5. doi: 10.1016/s0378-8741(99)00106-3. PMID: 10661880.

0888 91 98 99