Đông trùng hạ thảo kháng virus nhờ cơ chế nào?

Đông trùng hạ thảo kháng virus nhờ cơ chế nào là một câu hỏi không chỉ gây tò mò với người tiêu dùng mà đã là 1 bài toán hấp dẫn, một câu hỏi hay đối với giới nghiên cứu khoa học nhiều năm qua. Đông trùng hạ thảo, chủng Cordyceps militaris, một loài nấm dược liệu, đã được khoa học chứng minh là rất hiệu quả trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể, kháng viêm, kháng virus hiệu quả. Rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng đông trùng hạ thảo chủng Cordyceps militaris vào mục đích kháng lại virus HIV, virus cúm H1N1, virus gây bệnh SARS... Qua thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế kháng virus của đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo kháng virus nhờ thành phần cordycepin và flavonoid

Dược chất chính của đông trùng hạ thảo có tên gọi là cordycepin, đến từ chữ Cordyceps. Khoa học chứng minh rằng, cordycepin và flavonoid có tác dụng chống sự gia tăng của virus sau khi nhiễm vào cơ thể ta, thông qua 1 cơ chế gọi là "ức chế sự phiên mã ngược".[1][2]

Đông trùng hạ thảo kháng virus nhờ thành phần polysaccharide

Đông trùng hạ thảo rất giàu polysaccharide, có nhiều tác động kháng virus như sau:

  •  Phóng thích kháng thể TNF-α và IFN-γ, giúp củng cố khả năng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể và nhanh chóng thích nghi chống lại virus.[3]
  • Phối hợp cùng với cordycepin giúp hoạt hóa các phân tử Interleukin-18 (IL-18) và Interleukin-12 (IL-12) làm báo hiệu cho các tế bào bạch cầu lympho T tiếp cận và tiêu diệt các tế bào nhiễm virus.[4][5]
  •  Giảm nồng độ virus trong tế bào phổi, bảo vệ tế bào phổi. [3]
  •  Giảm nhẹ tình trạng sụt cân trong quá trình nhiễm virus. [3]
  •  Giảm tỉ lệ tử vong đối với các trường hợp đã nhiễm. [3]

Đông trùng hạ thảo kháng virus nhờ thành phần adenosine

tăng cường hệ miễn dịch

Bên cạnh cordycepin thì adenosine là hợp chất chính thứ hai của đông trùng hạ thảo.

  •  Adenosine trong đông trùng hạ thảo vừa giúp gia tăng nồng độ ATP trong tế bào, giúp các tế bào không bị thiếu hụt năng lượng.[6] Quá trình tiêu diệt virus cần có sự sinh tổng hợp rất nhiều kháng thể, cũng như các tế bào bạch cầu cần rất nhiều năng lượng để hoạt động.
  •  Adenosine cũng là một nguyên liệu cơ bản trong cấu tạo DNA, được tủy xương sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản sinh thêm nhiều tế bào bạch cầu mới. Tăng bạch cầu --> hệ miễn dịch thêm khoẻ mạnh, tăng sức chiến đấu chống lại virus. [6]

Đông trùng hạ thảo giàu acid amin

Đông trùng hạ thảo là loài nấm giàu acid amin, các phân tích cho thấy có đến 17 loại acid amin bên trong đông trùng hạ thảo, và 7 trong số đó là rất thiết yếu cho việc ăn vào mỗi ngày vì cơ thể cần nhưng cơ thể không tự sản sinh ra được. Hàm lượng dồi dào các acid amin trong đông trùng hạ thảo được các tế bào sử dụng tạo thành các protein kháng thể để kháng lại kháng nguyên của virus.[6]

Xem thêm:

NGUỒN THAM KHẢO

 [1] Linnakoski, R., Reshamwala, D., Veteli, P., Cortina-Escribano, M., Vanhanen, H., & Marjomäki, V. (2018). Antiviral Agents From Fungi: Diversity, Mechanisms and Potential Applications. Frontiers in Microbiology, 9. https://doi.org/10.3389/fmicb.2018.02325

 [2] Muller, W. E. G., Sobol, R. W., Suhadolnik, R. J., & Schrodert, H. C. (1991). Cordycepin Analogues of 2’,5’-Oligoadenylate Inhibit Human Immunodeficiency Virus Infection via Inhibition of Reverse Transcriptase. Biochemistry, 30(8), 2027–2033.

 [3] Lee, H. H., Park, H., Sung, G.-H., Lee, K., Lee, T., Lee, I., Park, M., Jung, Y. W., Shin, Y. S., Kang, H., & Cho, H. (2014). Anti-influenza effect of Cordyceps militaris through immunomodulation in a DBA/2 mouse model. Journal of Microbiology, 52(8), 696–701. https://doi.org/10.1007/s12275-014-4300-0

 [4] Kim, C. S., Lee, S.-Y., Cho, S.-H., Ko, Y.-M., Kim, B.-H., Kim, H.-J., Park, J.-C., Kim, D.-K., Ahn, H., Kim, B.-O., Lim, S.-H., Chun, H. S., & Kim, D. K. (2008). Cordyceps militaris induces the IL-18 expression via its promoter activation for IFN-γ production. Journal of Ethnopharmacology, 120(3), 366–371. https://doi.org/10.1016/j.jep.2008.09.010

 [5] Tuli, H. S., Sandhu, S. S., & Sharma, A. K. (2014). Pharmacological and therapeutic potential of Cordyceps with special reference to Cordycepin. 3 Biotech, 4(1), 1–12. https://doi.org/10.1007/s13205-013-0121-9

 [6] Hur, H. (2008). Chemical Ingredients of Cordyceps militaris. Mycobiology, 36(4), 233–235. https://doi.org/10.4489/MYCO.2008.36.4.233

 
0888 91 98 99