Dịch bệnh COVID-19 và những điều cần lưu ý bởi bác sĩ

Dịch bệnh COVID-19 đến nay đã lan rộng trên toàn cầu với hơn 90 quốc gia có người nhiễm, hơn 100.000 người đã nhiễm và hơn 3.570 người đã tử vong. Với diễn biến ngày càng phức tạp và tốc độ lây lan nhanh, việc hiểu biết và phòng chống đúng cách cho mọi người là một điều rất quan trọng. Đông trùng hạ thảo Hector đã phỏng vấn BS CKII. Nguyễn Bảo Trung, Khoa Nội Tiết, Bệnh viện Thống Nhất Tp.HCM để làm rõ hơn các vấn đề này.

Hector: Thưa bác sĩ, "Cúm" nghe quen lắm, nhưng sao đợt cúm nCoV-19 này khiến chúng ta bị ảnh hưởng nhiều thế ạ?

BS Nguyễn Bảo Trung: Đời người, ai không một hay nhiều lần bị cúm? "Bị cúm" còn gọi tên khác là "nhiễm siêu vi". Khi bị cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi... đôi lúc cúm còn gây nôn mửa và tiêu chảy. Theo số liệu thống kê ở Mỹ, cúm mùa đã khiến 19 triệu người nhiễm bệnh, và 10.000 người chết riêng mùa này. Dù virus nCoV-19 cũng gây các triệu chứng cúm, nhưng nó mới và chúng ta chưa biết đủ nhiều để có phác đồ hiệu quả. Cúm mùa thì khác, cúm mùa đã là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học suốt hàng thập kỉ nay.

Hector: Vậy, làm sao phân biệt được cúm mùa với cúm do virus corona mới gây ra ạ?

BS Nguyễn Bảo Trung: Theo WHO ( Tổ Chức Y Tế Thế Giới ), các loại virus gây bệnh đường hô hấp thường khiến người bệnh có các triệu chứng tương tự nhau nên rất khó phân biệt nếu chỉ dựa vào báo cáo các triệu chứng. Bởi vậy chúng ta chỉ có thể phân biệt bằng các test, nuôi cấy định danh virus, vi trùng. Và hiện nay, YẾU TỐ DỊCH TỄ là điều kiện tiên quyết để tầm soát và cách ly.

Hector: Xin bác sĩ nói rõ, yếu tố dịch tễ là gì?

BS Nguyễn Bảo Trung: Là tiền sử đi lại trong vùng dịch và tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm. Yếu tố dịch tễ cho chúng ta thấy rằng có những chủng Virus có thể tấn công nghiêm trọng một nhóm người này hơn nhóm người khác, điều này đã được thấy rõ như năm 1918, đã cướp đi 50 triệu sinh mạng trên toàn thế giới, đặc biệt là những người trẻ tuổi bị ảnh hưởng. Vụ dịch Zika hoành hành khắp Brazil năm 2015-2016 có tác động đặc biệt tàn khốc đối với phụ nữ mang thai, tấn công não thai nhi.

Hector: Vậy, yếu tố dịch tễ cho chúng ta những ai trong chúng ta dễ mắc nCoV-19 nhất thưa bác sĩ?

BS Nguyễn Bảo Trung: Nhìn lại toàn cảnh nhiễm COVID-19, căn bệnh gây ra bởi coronavirus bùng phát vào cuối năm 2019 đến nay, hiện đã có hơn 80.000 trường hợp mắc bệnh và 2.700 trường hợp tử vong, phần lớn trong số họ ở Trung Quốc. Trong số những người ở độ tuổi 70 bị nhiễm virus, 8% đã chết, và 80 tuổi trở lên thì 15% đã chết.

Như vậy, theo dữ liệu ban đầu cho thấy đàn ông dễ bị tổn thương hơn, vì họ chỉ chiếm hơn một nửa các trường hợp, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc. "Đàn ông bị nhiễm bệnh chết gấp đôi so với phụ nữ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là những người lớn tuổi, có tiền căn Hút Thuốc Lá, đa bệnh lý như bệnh Đái tháo đường, tim mạch và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính."

Hector: Tại sao, thưa bác sĩ, lại là những người đàn ông lớn tuổi, có tiền căn hút thuốc lá và đa bệnh lý?

BS Nguyễn Bảo Trung: Như chúng ta biết, nghiện thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm gia tăng mắc các bệnh về đường hô hấp như ung thư phổi, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .... Và khi đường hô hấp bị suy yếu thì khi nhiễm virus sẽ làm nặng hơn các triệu chứng và dễ tử vong hơn.

Hector: Thưa bác sĩ, còn người đa bệnh lý?

BS Nguyễn Bảo Trung: Những người đa bệnh lý, thường thì họ đang bị suy yếu miễn dịch, hàng rào phòng thủ và chiến đấu với tất cả các loại bệnh.

Hector: Vì sao trẻ em lại ít nhiễm hơn người lớn?

- Theo nghiên cứu của JAMA, với COVID-19, cho đến nay, trẻ em ở độ tuổi 1-9 chỉ chiếm 1% trong tất cả các trường hợp nhiễm trùng ở Trung Quốc và không có trường hợp tử vong nào. 1% khác ở độ tuổi 10-19. Các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng: Khi trẻ em mới được sinh ra, được chích ngừa nhiều mũi, đặc biệt là chích ngừa cúm. Cơ thể chúng đã được tiếp xúc và tập luyện, cũng như còn kí ức miễn dịch tốt nên không bị ảnh hưởng bởi Coronavirus. Nên nhớ đây chỉ là giả thuyết. Thật khó để kết luận nhân - quả bất cứ bệnh lý nào.

Hector: Thưa bác sĩ, virus corona này có thể chữa trị được không?

BS Nguyễn Bảo Trung: Nếu chúng ta viêm đường hô hấp do vi trùng thì có kháng sinh, nhưng nếu nhiễm virus thường là không có thuốc đặc trị. Chúng ta chỉ có thể tạo ra vắc xin, giúp cơ thể được "tập huấn" để đối phó với dịch bệnh.

Khi ta bị cúm hay nhiễm siêu vi thông thường, bệnh diễn tiến trung bình khoảng 7 ngày, tự hết. Trong những trường hợp nặng, sốt cao, biểu hiện hô hấp như ho, nghẹt mũi, đàm nhiều ... bác sĩ có thể cho thuốc kháng dị ứng, kháng viêm, hạ sốt, long đàm hay các thuốc nhỏ thuốc xịt khác. Đồng thời, bác sĩ cũng thường cho vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh nếu không có bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng kèm theo.

Khi người bệnh bị cúm, cơ thể mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi, ăn kém ... sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hay mất nước. Nếu người bệnh mất nước, tình trạng sốt nặng hơn, kéo theo rối loạn điện giải, suy thận và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, do đó uống nước đủ hay truyền dịch trong lúc đang bị bệnh nói chung và cúm nói riêng là cần thiết. Cơ thể cần trung bình 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Tóm lại, điều trị cúm là điều trị nâng đỡ tổng trạng và tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Hector: Vậy, làm sao có thể tự tin đối phó với tình trạng nhiễm bệnh gần như toàn cầu này

BS Nguyễn Bảo Trung: Đầu tiên, chúng ta phải nhìn lại toàn cảnh dịch bệnh. Báo cáo toàn cầu cho tới nay cho thấy, có khoảng 2,3% tử vong, và tỉ lệ tử vong như đã nói ở trên là những người lớn tuổi, có hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, việc tăng cường hệ miễn dịch là điều cốt lõi để đi qua mùa dịch. 

Hector: Bác sĩ nói rõ hơn vì sao tăng cường hệ miễn dịch là điều cốt lõi?

BS Nguyễn Bảo Trung: Chúng ta thấy được rằng, khi cần phải phẫu thuật, người có hệ miễn dịch tốt, sẽ mau chóng lành bệnh và xuất viện sớm hơn người có hệ miễn dịch suy yếu. Và cũng như tôi đã trả lời bên trên, nhiễm virus thường là không có thuốc đặc trị, chính hệ miễn dịch của chúng ta sẽ "tự điều trị" và thường sẽ khỏi sau một thời gian. Dịch tễ nhóm tử vong cho thấy, nếu hệ miễn dịch người nhiễm đang suy yếu như người đa bệnh lý thì khả năng phục hồi là thấp hơn người khoẻ.

Hector: Bác sĩ có khuyến cáo gì cho mọi người mùa dịch?

BS Nguyễn Bảo Trung: Trong mùa dịch, mọi người nên cập nhật tin tức về nơi virus lây lan và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường để giữ cho mình khỏe mạnh nhất có thể: nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục, ăn uống tốt và tiêm vắc-xin cúm. Hạn chế đi du lịch, hay di chuyển đến vùng dịch, tránh tụ tập nơi đông người nếu không thực sự cần thiết. Khai báo thông tin di chuyển cũng như tình trạng cơ thể nếu có di chuyển đến vùng dịch trở về. Đối với những người cảm thấy không thoải mái hay có nhiều bệnh lý quan trọng NÊN ở nhà làm việc, tự cách ly bản thân để tránh nhiễm bệnh từ cộng đồng. Hector: Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

 Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung còn có rất nhiều bài viết hay và gần gũi trên FB cá nhân tại Facebook Bác sĩ Nguyễn Bảo Trung hoặc trên fanpage Vô Thường. Mọi người có thể xem thêm. 

  sách nguyễn bảo trung

Các bài viết khác của Đông trùng hạ thảo Hector liên quan đến Covid-19 có thể xem tại đây:

https://dongtrunghathaohector.com/dong-trung-ha-thao-khang-virus-nho-co-che-nao/

https://dongtrunghathaohector.com/bi-quyet-an-toan-trong-mua-dai-dich-covid-19/

https://dongtrunghathaohector.com/an-gi-uong-gi-de-tang-suc-de-khang-chong-corona/

0888 91 98 99