Đinh lăng và lợi ích của nó đối với sức khỏe

Đinh lăng còn được gọi là Nam dương sâm thường được ví như “nhân sâm dành cho người nghèo” với công dụng trong điều trị rất nhiều bệnh như: thần kinh, xương khớp, tăng cường lưu thông máu, giảm đau, tăng cường sinh lý…

I - Đinh lăng
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Trên thế giới, đinh lăng phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, kể cả một số đảo ở Thái Bình Dương.
Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta, đinh lăng có từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá.
Đinh lăng được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, nó được coi là thuốc giảm đau, hạ sốt và lợi tiểu. Rễ, vỏ, thân thường được phơi khô và thái lát để làm thuốc sắc hoặc dùng dưới dạng bột. Người ta thường dùng các bộ phận này để ngâm rượu trong thời gian dài và dùng dần. Tất cả các bộ phận của cây đều có vị đắng, cay. Rễ có mùi thơm dễ chịu, ở Việt Nam người ta thường dùng rễ thay thế Nhân sâm.

II- Lợi ích của Đinh lăng đối với sức khỏe
Trong đinh lăng có chứa nhiều saponin giống như sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và những acid amin không thể thay thế được như lyzin, cystein, methionin đã được nghiên cứu có tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe [2].

1. Tăng thể lực, chống stress
Đinh lăng có tác dụng tăng cường thể lực và giảm stress hiệu quả. Saponin có trong đinh lăng được sử dụng từ lâu giúp an thần, ngủ ngon hơn. 

2. Bảo vệ xương khớp
Đinh lăng ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cơ thể nói chung và tăng sự dẻo dai, chắc chắn cho hệ thống xương khớp nói riêng. Đinh lăng tác dụng tốt tới các bệnh liên quan đến thoái hóa xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng.
Saponin triterpenoid có trong cả lá và rễ cây đinh lăng [3] được chứng minh có tác dụng bảo vệ xương khớp thông qua ức chế quá trình hủy xương [4].

3. Chống oxy hóa
Đinh lăng có tác dụng chống oxy hóa và hạ cholesterol máu nhờ cấu trúc steroid ức chế sự tạo thành MDA trong quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào. Từ đó giúp chống lão hóa, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Thành phần saponin từ loài này còn có khả năng ức chế mạnh các gốc oxy hóa như hydroxyl, superoxid, peroxid và nitric oxid [5]. 

4. Bảo vệ gan
Saponin triterpenoid trong lá và rễ Đinh lăng có tác dụng chống oxy hóa bảo vệ gan [6]. Acid oleanolic được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan cấp tính và mãn tính.

5. Ngăn ngừa ung thư
Đinh lăng giảm thiểu ung thư thông qua cơ chế chống viêm, chống oxy hóa và apotosis ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u.
Flavonoid được phân lập trong lá cây Đinh lăng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú bằng cách kích thích quá trình apoptosis [7], chống ung thư tiền liệt tuyến [8]. 

6. Tăng sức đề kháng, kháng khuẩn
Một tác dụng khác của đinh lăng đã được nghiên cứu là tăng cường hệ thống miễn dịch - giúp cơ thể chống lại bệnh tật do thành phần saponin kích thích hoạt động của đại thực bào. Ngoài ra các hợp chất polyacetylene còn chống lại một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus faecalis, Streptococcus pyogenes.

7. Giảm đau, chống viêm
Đinh lăng có tác dụng chống viêm là do nó làm giảm số lượng bạch cầu và ức chế trung gian gây viêm. Nghiên cứu dịch chiết đinh lăng có tác dụng giảm đau, chống viêm trên mô hình chân chuột bị gây phù nề bởi ovalbumin [9].  Coumarin trong loài này còn hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da dị ứng.
8. Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Nghiên cứu cho thấy Đinh lăng có tác dụng chống hen suyễn, kháng histamin và duy trì sự ổn định của tế bào mast trong bệnh hen suyễn. Ngoài ra nó còn có giúp giảm tiết dịch, giảm ho.

Nước Đông trùng hạ thảo Hector sâm có chứa chiết xuất Đinh lăng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng. Ngoài ra Hector sâm còn chứa các thành phần chiết xuất Đông trùng hạ thảo, Đẳng sâm, Chùm ngây mang lại sức khỏe cho người sử dụng.
Mua ngay tại dongtrunghathaohector.com
Bài viết liên quan:
Công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo trong Khoa Học hiện đại

Chùm Ngây - Những lợi ích bất ngờ

ĐẲNG SÂM – Nhân Sâm Việt

Tài liệu tham khảo:

1. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep-viet/cay-dinh-lang-vi-thuoc-quy-cho-nguoi-viet-3296006.html
2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015.
3. Vo D. H., Yamamura S., Ohtani K., Kasai R., Yamasaki K., Nguyen T.N., Hoang M.C. (1998), "Olenane saponins from Polycias fruticosa", Phytochemistry, 47 (3), pp. 451-457. 
4. Thao T.P., Dang N.H, Kim O., Cuong P.V., Dat, N.T., Hwangbo C., Minh C.V., Lee J.H. (2019), "Ethanol extract of Polyscias fruticosa leaves suppresses RANKL-mediated osteoclastogenesis in vitro and LPS-induced bone loss in vivo", Phytomedicine, 59, pp. 1-13. 
5. Divakar M., Sheela S., Sandhya S., Vinod K. R., Pillai N.R., Rao S.B. (2010), "Anti-inflammatory and antioxidant activities of Polyscias filicifolia saponins", Scholars Research Library, 2 (1), pp. 41-47.
6. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Ánh Như (2004), "Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của Đinh lăng dựa trên cơ chế tác dụng chống oxy hoá", Tạp chí Dược liệu, 9 (3), tr. 85-89. 
7. Diantini A., Subarnas A., Lestari K., Halimah E. L. I., Susilawati Y., Supriyatna S., Julaeha E., Achmad T. H., Suradji E. W., Yamazaki C., Kobayashi K., Koyama H., Abdulah, R. (2012), "Kaempferol-3-O-rhamnoside isolated from the leaves of Schima wallichii Korth. inhibits MCF-7 breast cancer cell proliferation through activation of the caspase cascade pathway", Oncology Letters, 3 (5), pp. 1069-1072.
8. Mao Y. W., Tseng H. W., Liang W. L., Chen I. S., Chen S. T., Lee M. H. (2011), "Anti-inflammatory and free radial scavenging activities of the constituents isolated from Machilus zuihoensis", Molecules, 16 (11), pp. 9451-9466.
9. Bernard B.M., Pakianathan N., Divakar M.C. (1998 ), "On the antipyretic, antiinflammatory, analgesic, and molluscicidal properties of Polyscias fruticosa (L.) Harms", Ancient Science of Life, 17 (4), pp. 313-319.

 

 

 

 
0888 91 98 99