TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA HORMON SINH DỤC CỦA HECTOR SÂM VÀ VIÊN NANG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO HECTOR

Ở Việt Nam, nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) là dược liệu quý có nhiều ứng dụng trong phòng, trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Trong đó C. militaris đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều hòa hormon sinh dục ở cả nam và nữ.

1. HORMON SINH DỤC Ở NAM NỮ

Ở nam giới, căn nguyên của thiểu năng sinh dục thường do các rối loạn bẩm sinh hoặc mắc phải làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất testosteron của tinh hoàn ở người trẻ hay do lão hóa dẫn đến những thay đổi sinh lý ở tinh hoàn làm giảm nồng độ testosterone ở độ tuổi trung niên trở về sau [5].

Ở nữ giới hiện nay, tỷ lệ mang thai trên mỗi tế bào trứng được ghi nhận hiện nay còn rất thấp [2], một trong những yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ thành công trong điều trị hỗ trợ sinh sản là chất lượng tế bào trứng, trong đó, 17β-estradiol là hormon quan trọng nhất ảnh hưởng đến các đặc tính của tế bào trứng.

Các nghiên trước đây đã chứng minh Đông trùng hạ thảo là tác nhân giúp làm tăng testosterol ở nam giới [3], trong nghiên cứu này, thông qua việc khảo sát hàm lượng testosteron và 17β-estradiol nhằm làm rõ hơn tác dụng điều hòa hormon sinh dục ở cả nam và nữ của của 2 sản phẩm Nước Đông trùng hạ thảo Hector Sâm và Viên nang Đông trùng hạ thảo Hector 100%.

2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu: Nước Đông trùng hạ thảo Hector Sâm
                      Viên nang Đông trùng hạ thảo Hector 100%
Động vật nghiên cứu: Chuột nhắt trắng 5-6 tuần tuổi, cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế-TP.Nha Trang, để ổn định khoảng một tuần trước thử nghiệm.
Điều kiện: tiến hành ở nhiệt độ phòng 27±2oC, độ ẩm tương đối 60-70%, ánh sáng đảm bảo 12 giờ tối, 12 giờ sáng hàng ngày.

Các thử nghiệm:
Tác dụng điều hòa androgen: Nghiên cứu tiến hành trên chuột đực bình thường và chuột đực bị cắt 2 tinh hoàn. Chỉ tiêu để xác định là định lượng hàm lượng testosteron trong huyết tương, sự thay đổi trọng lượng tương đối của túi tinh-tuyến tiền liệt, khả năng đồng hóa thông qua sự tăng trọng lượng tương đối của cơ nâng hậu môn, hàm lượng protein toàn phần trong huyết tương và sự thay đổi thể trọng trước-sau khi dùng mẫu.
Tác dụng điều hòa estrogen: Nghiên cứu tiến hành trên chuột cái bình thường và chuột cái bị cắt 2 buồng trứng. Các chỉ tiêu để xác định là định lượng hàm lượng 17β-estradiol (estrogen nội sinh có hiệu lực mạnh nhất) trong huyết tương, sự thay đổi trọng lượng tương đối của tử cung ở chuột bình thường, và sự thay đổi thể trọng trước-sau khi dùng mẫu.

Quá trình thử nghiệm: Các con chuột được cho uống liều lượng tương đương 1-2 chai Hector sâm và 1-2 viên nang Hector trên 1 ngày ở người và uống liên tục trong 14 ngày. Ngày thứ 15 tiến hành:
- Lấy máu xác định nồng độ testosteron, 17β-estradiol và protein
- Xác định trọng lượng tương đối của tinh hoàn, túi tinh-tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn và tử cung

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả tác dụng điều hòa androgen:
- Ở nhóm chuột bình thường: Hector sâm và viên nang Hector không ảnh hưởng đến nồng độ testosteronn, trọng lượng tương đối túi tinh-tuyến tiền liệt, tình hoàn và cơ nâng hậu môn không có sự khác biệt.
- Ở nhóm chuột bệnh lý: Hector sâm và viên nang Hector làm trọng lượng tương đối túi tinh tuyến tiền liệt tăng chưa rõ ràng, chưa thể hiện tác dụng làm tăng trọng lượng tương đối tinh hoàn, cơ nâng hậu môn tương đương như thuốc đối chiếu.

Kết quả tác dụng điều hòa estrogen:
- Ở nhóm chuột bình thường: Hector sâm và viên nang Hector không gây ảnh hưởng tới nồng độ 17β-estradiol, tử cung, buồng trứng và thể trọng trên chuột cái bình thường.
- Ở nhóm chuột bệnh lý: Hector sâm và viên nang Hector làm tăng nồng độ 17β-estradiol trên chuột cái bị gây suy giảm năng sinh dục, chưa thể hiện rõ tác dụng làm tăng trọng lượng tương đối tử cung, không gây ảnh hưởng lên thể trọng chuột bị cắt 2 buồng trứng.

4. BÀN LUẬN

Hector sâm và viên nang Hector làm tăng testosteron trong huyết tương đưa về gần với nồng độ sinh lý bình thường, tăng trọng lượng tương đối cơ nâng hậu môn trên chuột đực bị gây giảm năng sinh dục và không ảnh hưởng lên trọng lượng tinh hoàn trên cơ địa chuột đực bình thường. Tác dụng này có thể chủ yếu là do thành phần ĐTHT có trong chế phẩm, tương đồng với nghiên cứu của Bu-Miin Huang (2001) về Cordyceps sinensis  kích thích sản xuất testosteron [3]. Nghiên cứu của Hong, In-Pyo (2011) cũng chứng minh quả thể C. militaris cũng có tác dụng làm tăng nồng độ testosteron ở chuột.

Ngoài ra, Hector sâm và viên nang Hector còn có tác dụng làm tăng 17β-estradiol trong huyết tương về gần mức sinh lý bình thường trên chuột cái bị gây giảm năng sinh dục và không ảnh hưởng tử cung và buồng trứng trên chuột cái bình thường, tương tự với nhận định dùng C. sinensis dẫn đến tăng sản xuất 17β-estradiol của Bu-Miin Huang (2004) [2].
Như vậy, hai chế phẩm này có thể khuyến cáo dùng để phòng ngừa, hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý ở những đối tượng ở độ tuổi nguy cơ suy giảm hoặc có vấn đề về giảm hormon sinh dục.

Bài viết liên quan

TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA HORMON SINH DỤC CỦA HAI CHẾ PHẨM TỪ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO DO CÔNG TY TNHH LAVITE SẢN XUẤT

Hector Sâm cải thiện tình trạng sinh lý thế nào?

Yếu sinh lý : hiểu thế nào là đúng?

Đông Trùng Hạ Thảo Tăng Cường Sinh Lý Cho Nam Giới

Tài liệu tham khảo: 
[1] Viện Dược liệu – Bộ Y Tế, Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ Dược thảo, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006, 220-222, 355-368, 377-387.
[2] Bu-Miin Huang, Kuei-Yang Hsiao, Pei-Chin Chuang, Meng-Hsing Wu, Hsien-An Pan, ShawJenq Tsai, Upregulation of steroidogenic enzymes and ovarian β-estradiol in human granulosa-lutein cells by Cordyceps sinensis Mycelium, Biology of Reproduction, vol. 70(5), 2004, 1358–1364.
[3] Bu-MiinHuang, Chih-Chao Hsu, ShawJengTsai, Chia-ChinSheu, Sew-FenLeu, Effects of Cordyceps sinensis on testosterone production in normal mouse Leydig cells, Life Sciences, vol. 69
[4] Hong, In-Pyo; Choi, Yong-Soo; Woo, SoonOk; Han, Sang-Mi; Kim, Hye-Kyung; Lee, Man-Young; Lee, Myung-Ryul; Humber, Richard A., Effect of Cordyceps militaris on testosterone production in Sprague-Dawley rats, International Journal of Industrial Entomology, vol. 23(1), 2011, 143-146.
[5] Jordan Cohen, Daniel E. Nassau, Premal Patel and Ranjith Ramasamy, Low testosterone in adolescents & young adults, Frontiers in Endocrinology, vol. 10, 2020, 1-6.
[6] Nelson L.R., Bulun S.E. Estrogen production and action. Journal of the American Academy of Dermatology, vol. 45(3), 2001, 116-124.
[7] OECD, Uterotrophic bioassay in rodents: A short-term screening test for oestrogenic properties, OECD guideline for the testing of chemicals No.440, 2007.
[8] Shonkor K. D., Shinya F., Mina M. and Akihiko S., Efficient production of anticancer agent cordycepin by repeated batch culture of Cordyceps militaris mutant, Lecture Notes in Engineering and Computer Science, 2010, 20-22

0888 91 98 99