9 Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể phổ biến

Tuổi tác cao, hệ miễn dịch kém, tình trạng mất cân bằng hormone,... đều là những nguyên nhân suy nhược cơ thể hàng đầu. Bên cạnh đó, vẫn có những nguyên nhân phổ biến khác có thể khiến cơ thể bị suy nhược nhanh chóng. Để tránh xa tình trạng suy nhược cơ thể và sống vui khỏe hơn, bạn nên lưu ý những nguyên nhân thường gặp dưới đây. 

Mục lục:

» 1. Tuổi tác

» 2. Chế độ dinh dưỡng kém

» 3. Làm việc quá độ

» 4. Stress kéo dài

» 5. Hệ miễn dịch yếu

» 6. Hồi phục sau phẫu thuật, sinh đẻ

» 7. Lưu thông máu kém

» 8. Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt

» 9. Mất cân bằng hormone

1. Tuổi tác

Tuổi tác cao là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. Khi tuổi tác càng cao thì cơ thể càng có những thay đổi theo chiều hướng suy giảm, thường thấy là suy giảm chức năng do quá trình lão hóa, dẫn đến suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, người lớn tuổi thường có tâm lý nhạy cảm, hay suy nghĩ nhiều và dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp,... Những điều này đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng suy nhược cơ thể ở người cao tuổi.  

2. Chế độ dinh dưỡng kém

Cơ thể nhanh chóng suy nhược khi bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng cơ thể thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin C, vitamin A, vitamin B12) và khoáng chất (đặc biệt là kẽm, sắt, magie, canxi) chính là nguyên nhân phổ biến gây suy nhược. Các loại vitamin này tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Do đó, nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết, thì sẽ dễ dàng mệt mỏi, mất năng lượng. 

Tương tự như vitamin, các loại khoáng chất như sắt, canxi, magie,... cũng là những chất dinh dưỡng không thể thiếu để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Ví dụ, nếu cơ thể gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thì quá trình vận chuyển máu và cung cấp oxy cho các cơ quan sẽ diễn ra kém hiệu quả. Từ đó, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng suy nhược cơ thể như da tái nhợt, chóng mặt, choáng váng, mất sức, mệt mỏi, chán ăn,... 

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều mỡ và đường cũng có thể khiến cơ thể mắc nhiều chứng bệnh như: máu nhiễm mỡ, suy thận, tăng cân không kiểm soát,... góp phần gây suy nhược cơ thể. 

Chế độ dinh dưỡng kém

3. Làm việc quá độ

Một trong những nguyên nhân bị suy nhược cơ thể thường gặp hiện nay chính là do làm việc quá độ, đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi. Tình trạng làm việc liên tục trong thời gian dài và không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến cơ thể nhanh chóng kiệt sức, không đủ thời gian để hồi phục năng lượng. Nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày, thì cơ thể sẽ dễ dàng bị suy nhược, khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mất sức đột ngột, thiếu năng lượng, và có thể ngất xỉu. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời cố gắng tập thể dục thể thao để tránh tình trạng suy nhược nếu khối lượng công việc quá nhiều.

Làm việc quá độ

4. Stress kéo dài

Việc stress kéo dài khiến người bệnh thường xuyên suy nghĩ tiêu cực và lo âu quá độ. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, thì người bệnh sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, bi quan, thiếu năng lượng, chán ăn. Vì lý do này, người bệnh thường có xu hướng lười vận động và ăn không ngon miệng, khiến cơ thể không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và cơ bắp không được hoạt động thường xuyên. Đây cũng chính là hai tác nhân trực tiếp gây suy nhược cơ thể. 

Stress kéo dài

5. Hệ miễn dịch yếu

Đây là nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể rất phổ biến. Hệ miễn dịch đóng vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, khi hệ miễn dịch suy yếu, quá trình sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể sẽ bị trì trệ. Nói cách khác, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả, tạo điều kiện để các loại vi khuẩn, vi rút,... xâm nhập khiến cơ thể suy yếu. Từ đó, cơ thể thường xuyên mắc phải nhiều chứng bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng,... gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược. 

Hệ miễn dịch yếu

6. Hồi phục sau phẫu thuật, sinh đẻ

Tình trạng cơ thể mất sức, mất máu sau phẫu thuật hoặc sinh đẻ là rất thường thấy. Vì vậy, quá trình hồi phục sức khỏe thể chất sau phẫu thuật, sinh đẻ thường có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Trong thời gian này, nếu bệnh nhân và sản phụ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt không hợp lý, thì tình trạng suy nhược cơ thể sẽ dễ dàng xảy ra. 

7. Lưu thông máu kém

Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược cơ thể thường gặp mà bạn nên lưu ý. Tình trạng máu kém lưu thông có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, ví dụ như: đau đầu, chóng mặt, căng thẳng thần kinh, mắt nhìn mờ, đau thắt ngực, sút cân, chán ăn, khó thở, đau nhức cơ,... Những triệu chứng này có thể dễ dàng dẫn đến suy nhược cơ thể nếu không được cải thiện trong một thời gian dài. 

8. Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt

Tình trạng ăn kiêng khắc nghiệt và thiếu khoa học có thể khiến cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng dù cân nặng không được cải thiện đáng kể. Các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt khiến cơ thể vận động quá sức và tiêu thụ thức ăn quá ít. Từ đó cơ thể không hấp thụ đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời các cơ bắp cũng phải làm việc quá độ trong thời gian dài, dễ dàng gây ra tình trạng kiệt sức và suy nhược cơ thể. 

Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt

9. Mất cân bằng hormone

Tình trạng các tuyến nội tiết hoạt động kém hiệu quả có thể dẫn đến chứng mất cân bằng hormone (hoặc mất cân bằng nội tiết tố đối với nữ giới). Chứng mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đáng kể đến tâm sinh lý của người bệnh. Khi bị mất cân bằng hormone, người bệnh sẽ thường xuyên lo âu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chán ăn hoặc thèm ăn quá mức,... Nếu những triệu chứng này diễn ra trong nhiều ngày thì có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh.

Để tránh trình trạng suy nhược và duy trì một sức khỏe khỏe mạnh, bạn nên tập trung bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung hỗ trợ sức khỏe đến từ thương hiệu Hector. 

Đông trùng hạ thảo Hector sấy thăng hoa

Hector cung cấp nhiều dòng sản phẩm khác nhau cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp tùy theo cách sử dụng. Ví dụ, để hãm trà hoặc chế biến thức ăn thì bạn có thể ưu tiên lựa chọn Đông trùng hạ thảo Hector sấy thăng hoa. Còn nếu bạn ưa chuộng dùng sản phẩm dạng nước, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh thì có thể cân nhắc Nước Đông trùng hạ thảo Hector Sâm, Nước Đông trùng hạ thảo Hector Collagen. Bên cạnh đó, sản phẩm Mật ong Đông trùng hạ thảo Hector hoặc Viên nang Đông trùng hạ thảo Hector cũng là một lựa chọn tiện lợi và hiệu quả để dùng mỗi ngày.

Những sản phẩm Hector đều được chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên quý giá, đặc biệt là đông trùng hạ thảo. Vì vậy, các sản phẩm này cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, khoáng chất (sắt, magie, senlen...), hoạt chất cordycepin, adenosine,... 

Việc sử dụng các sản phẩm Hector có thể giúp bạn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng, hỗ trợ thư giãn thần kinh và điều hòa hormone. Từ đó, bạn có thể cải thiện sức khỏe toàn diện và tránh được chứng suy nhược cơ thể.

Tình trạng suy nhược cơ thể có thể đem lại những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những nguyên nhân tại sao bị suy nhược cơ thể đã được chia sẻ để phòng tránh từ bây giờ nhé.

0888 91 98 99