Tầm quan trọng và cách nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ MIỄN DỊCH

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh. Ngược lại, nếu hoạt động mạnh quá mức cũng không tốt cho cơ thể. Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch rất nhạy cảm và phản ứng quá mức với cả các tác nhân không quá nguy hiểm. Khi đó sẽ mang lại cảm giác khó chịu cho cơ thể.


Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. Khi ghép tạng, các cơ quan này cũng được cơ thể nhận diện là "xâm lược" do lạ so với cơ thể nên nó sẽ tìm cách đào thải, vô tình gây khó khăn cho việc ghép cơ quan.

Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác, chẳng hạn như: các bệnh tự miễn: Tiểu đường ở trẻ vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu cũng như suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID,...

2. DUY TRÌ HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH

Để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách cải thiện lối sống hằng ngày. Dưới đây là một số cách thông dụng có thể cải thiện được sức khỏe của hệ miễn dịch:


2.1 Tập thể dục:

Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm yếu đi hệ miễn dịch và sức đề kháng. Ngược lại, chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh, cũng giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.



2.2 Ăn uống lành mạnh:

Thừa cân kéo sức khỏe và hệ miễn dịch của con người giảm xuống. Do đó, dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động tốt. Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.

đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

2.3 Ngủ đủ giấc:

Ngủ giúp ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn hại và suy yếu. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Một giấc ngủ sâu và đủ được xem như liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời cho cơ thể con người.

2.4 Kiểm soát căng thẳng:

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc các bệnh từ thông thường cho đến nghiêm trọng hơn, bao gồm tim mạch và tăng huyết áp. Thực hành thiền hoặc tập yoga là cách để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.5 Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích:

Uống rượu với số lượng nhất định có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

2.6 Sống hạnh phúc:

Những người có đời sống tinh thần với tình bạn và tình yêu tốt đẹp thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu cho thấy mức protein trong hệ thống miễn dịch, gọi là immunoglobulin A (IgA), sẽ tăng cao hơn ở người trưởng thành có quan hệ tình dục đều đặn và lành mạnh. Sống hạnh phúc sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

2.7 Thực phẩm bổ sung sức khỏe:

Một số thực phẩm nhất định có thể cải thiện phần nào khả năng hoạt đông của hệ miễn dịch. Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo, nhân sâm,...và một số loại thực phẩm khác tác động ít nhiều đến hệ miễn dịch. Có khả năng cải thiện việc hoạt đông, điều chỉnh một số rối loạn hay kiềm hãm một số hoạt động quá mức làm tổn hại cơ thể. Trong đó, đông trùng hạ thảo ngày nay càng được nhiều người biết đến vì hỗ trợ được rất nhiều trong các vấn đề y học sức khỏe.

0888 91 98 99