VIÊM HỌNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT

Viêm họng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và nhiều nguyên nhân. Một số tình trạng có thể do nhiễm vi khuẩn, một số là do nhiễm virus. Dù nguồn gốc từ đâu, viêm họng rất dễ lây lan và quan trọng là phải giải quyết ngay khi xuất hiện triệu chứng.

Triệu chứng

Khoảng 10-30% những người đi khám các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phàn nàn về đau họng mỗi năm [1]. Các dấu hiệu và triệu chứng đau họng tùy thuộc vào nguyên nhân. Một số vấn đề về viêm họng phổ biến bao gồm: khó nuốt, cảm giác ngứa, đau, sưng và khàn tiếng. Kèm theo bạn có thể bị sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi và buồn nôn. Thông thường, viêm họng hiếm khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nó sẽ tự biến mất, thường trong vòng một tuần [2].

 Nguyên nhân

Các sinh vật gây ra đau họng có thể là vi khuẩn, phổ biến nhất là liên cầu khuẩn hoặc virus, điển hình là rhinovirus. Tuy nhiên, rất khó để phân biệt giữa hai loại nhiễm trùng này.

Nhiễm virus thường đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, ho, sốt nhẹ và mệt mỏi. Ở người lớn, nhiễm virus gây ra 85% đến 90% trường hợp viêm họng.

Các triệu chứng viêm họng do vi khuẩn thường không có sổ mũi và ho. Thay vào đó, có thể xuất hiện các hạch bạch huyết sưng ở cổ, các mảng trắng amidan, kèm theo dấu hiệu sốt và đau họng, đặc biệt là khi nuốt. Nếu bạn bị viêm họng do liên cầu khuẩn, bạn thậm chí có thể bị phát ban hoặc nổi các nốt đỏ ở phía sau cổ họng. Vi khuẩn gây ra khoảng 10% các trường hợp viêm họng ở người lớn [3].

Ngoài nhiễm trùng liên cầu khuẩn, đau họng cũng có thể là dấu hiệu của viêm amidan. Nếu bạn bị viêm amidan thì rất có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt amidan. Đôi khi đau họng có thể là do trào ngược axit. Khi bị trào ngược axit từ dạ dày trào lên thực quản, có thể gây kích ứng và đau họng.

Một số yếu tố từ thực phẩm hoặc môi trường xung quanh cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến đau rát cổ họng. Các triệu chứng dị ứng bao gồm ngứa và đau họng, chảy nước mắt, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và cảm giác nhột hoặc kích ứng ở tai.

Điều trị viêm họng

Các biện pháp chữa viêm họng thông thường thường sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau không kê đơn.

Đối với viêm họng do liên cầu khuẩn, có thể sử dụng kháng sinh như penicillin trong 5-7 ngày thường được kê đơn để giảm nhanh triệu chứng cũng như tránh biến chứng thấp khớp. Thấp khớp có thể xảy ra khoảng 20 ngày sau khi bị viêm họng và gây tổn thương tới van tim [4].

Bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn để giảm đau do viêm họng như paracetamol và ibuprofen. Tuy nhiên lưu ý không dùng quá 4.000mg paracetamol mỗi ngày.

Ngoài ra, các loại thuốc xịt thông mũi và viên ngậm họng cũng được sử dụng để làm dịu họng, giảm kích ứng và khó chịu. 

Thực phẩm ngăn ngừa viêm họng tại nhà

Dưới đây là một số thực phẩm có thể dễ dàng sử dụng ngay tại nhà để ngăn ngừa cũng như giảm bớt tình trạng viêm họng, đau họng gây khó chịu cho cơ thể.

Mật ong nguyên chất

Mật ong nguyên chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn có thể giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp như đau họng. Nó có thể làm dịu cổ họng và giảm sưng một cách tự nhiên. Ngoài ra, mật ong nguyên chất còn làm giảm tiết chất nhầy và giảm cả ho có đờm lẫn không đờm.

Theo Tạp chí Khoa học Y tế Cơ bản, mật ong có tác dụng ức chế khoảng 60 loài vi khuẩn, một số loài nấm và virus. Nó cũng chứa một loạt các hợp chất bao gồm phenol, peptit, axit hữu cơ và enzyme có khả năng chống oxy hóa, giảm lão hóa [5]. Bạn có thể sử dụng mật ong cùng nước ấm hoặc trà, hoặc trộn với chanh để chữa đau họng hiệu quả nhanh chóng.

Tỏi

Allicin là thành phần được tìm thấy trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, bao gồm cả chủng E. coli kháng thuốc. Ngoài ra tỏi còn giúp kháng virus, kháng nấm và các loại ký sinh trùng khác [6]. Bạn có thể sử dụng tỏi giảm tình trạng viêm họng tại nhà bằng cách thêm vào thức ăn hàng ngày. 

 

Uống nhiều nước

Nước là chìa khóa để loại bỏ virus hoặc vi khuẩn khỏi cơ thể và giữ cho cổ họng không bị khô. Hãy cố gắng uống khoảng 2l nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước nóng hoặc pha với chanh, gừng và mật ong. Trên thực tế, nghiên cứu vào năm 2008 cho thấy đồ uống nóng giúp giảm ngay các triệu chứng của cảm lạnh và cúm, bao gồm cả viêm họng [7].

Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch và tăng sản sinh các tế bào bạch cầu. Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C giúp nhanh lành các triệu chứng viêm đường hô hấp [8]. Ngay khi bạn có dấu hiệu viêm đau họng, hãy bổ sung 500-1.000mg vitamin C mỗi ngày và sử dụng thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bưởi, kiwi, dâu tây, cam và ổi.

Rễ cam thảo

Rễ cam thảo có lợi cho triệu chứng viêm họng và ho vì nó là một chất long đờm mạnh, giúp làm loãng và tống chất nhầy ra khỏi cổ họng. Ngoài ra, nó còn làm giảm kích ứng và giảm viêm amidan, giảm đau họng hiệu quả tại nhà.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rễ cam thảo có các hoạt tính kháng virus và kháng khuẩn mạnh nhờ các thành phần 20 hợp chất triterpenoid và gần 300 flavonoid có trong nó. Flavonoid, đặc biệt là chalcones, đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm sản xuất độc tố vi khuẩn [9].

Kẽm

Kẽm có lợi cho hệ thống miễn dịch và có tác dụng kháng virus, giảm nguy cơ mắc cảm lạnh thông thường, có liên quan đến đau họng. Bổ sung kẽm khi bạn bị ốm giúp nhanh phục hồi, tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy kẽm có thể làm giảm dịch tiết chất nhầy và vi khuẩn tích tụ trong mũi. Kẽm có khả năng kháng virus bằng cách gắn vào các thụ thể trong tế bào biểu mô mũi và ngăn chặn tác động của chúng [10]. 

Tinh dầu

Sử dụng tinh dầu cũng có thể giảm viêm họng và chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm viêm cổ họng. Tinh dầu chanh có hoạt tính kháng khuẩn. Tinh dầu cỏ xạ hương hỗ trợ hệ thống miễn dịch và hô hấp rất tốt.

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe đường hô hấp, thì các sản phẩm được sản xuất từ các dược liệu thiên nhiên là một lựa chọn hữu ích cho bạn. Mật ong Đông trùng hạ thảo Hector với thành phần mật ong nguyên chất giảm nguyên nhân và triệu chứng viêm họng hiệu ngoài. Ngoài ra còn có thêm dược liệu đông trùng hạ thảo giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng chống lại các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào đường hầu họng của bạn.

Hector mật ong chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người bận rộn bởi sản phẩm đã được chia liều lượng thành từng gói nhỏ tiện lợi, dễ mang theo bên người.

Bên cạnh đó, vì viêm họng dễ lây lan, nên hãy tránh hắt hơi hoặc ho vào người khác, và nhớ rửa tay thường xuyên nhé.


Nguồn tham khảo:

[1] Kenealy T. Sore throat. BMJ Clin Evid. 2007 Nov 20;2007:1509. PMID: 19450346; PMCID: PMC2943825.

[2] Worrall GJ. Acute sore throat. Can Fam Physician. 2007 Nov;53(11):1961-2. PMID: 18000276; PMCID: PMC2231494.

[3] Worrall G, Hutchinson J, Sherman G, Griffiths J. Diagnosing streptococcal sore throat in adults: randomized controlled trial of in-office aids. Can Fam Physician. 2007 Apr;53(4):666-71. Erratum in: Can Fam Physician. 2007 Jun;53(6):1006. PMID: 17872717; PMCID: PMC1952596.

[4] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0013078/

[5] Eteraf-Oskouei T, Najafi M. Traditional and modern uses of natural honey in human diseases: a review. Iran J Basic Med Sci. 2013 Jun;16(6):731-42. PMID: 23997898; PMCID: PMC3758027.

[6] Ankri S, Mirelman D. Antimicrobial properties of allicin from garlic. Microbes Infect. 1999 Feb;1(2):125-9. doi: 10.1016/s1286-4579(99)80003-3. PMID: 10594976.

[7] Sanu A, Eccles R. The effects of a hot drink on nasal airflow and symptoms of common cold and flu. Rhinology. 2008 Dec;46(4):271-5. PMID: 19145994.

[8] Hemilä H. The effect of vitamin C on bronchoconstriction and respiratory symptoms caused by exercise: a review and statistical analysis. Allergy Asthma Clin Immunol. 2014 Nov 27;10(1):58. doi: 10.1186/1710-1492-10-58. PMID: 25788952; PMCID: PMC4363347.

[9] Wang L, Yang R, Yuan B, Liu Y, Liu C. The antiviral and antimicrobial activities of licorice, a widely-used Chinese herb. Acta Pharm Sin B. 2015 Jul;5(4):310-5. doi: 10.1016/j.apsb.2015.05.005. Epub 2015 Jun 17. PMID: 26579460; PMCID: PMC4629407.

[10] Hulisz D. Efficacy of zinc against common cold viruses: an overview. J Am Pharm Assoc (2003). 2004 Sep-Oct;44(5):594-603. doi: 10.1331/1544-3191.44.5.594.hulisz. PMID: 15496046; PMCID: PMC7185598.

0888 91 98 99