Thức đêm nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gì? Top 10 bệnh phổ biến

Thức khuya là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự sa sút về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Nếu bạn quan tâm thức khuya nhiều dẫn đến bệnh gì? Top 10 căn bệnh phổ biến sau đây là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.

Mục lục:

» 1. Thị lực bị suy giảm

» 2. Hormone bị mất cân bằng

» 3. Nguy cơ mắc ung thư tăng cao

» 4. Khả năng sinh lý bị ảnh hưởng

» 5. Tình trạng đau đầu thường xuyên

» 6. Các bệnh về gan

» 7. Các bệnh về thận

» 8. Các bệnh về dạ dày

» 9. Nguy cơ bị đột quỵ cao

» 10. Béo phì

1. Thị lực bị suy giảm

Đáp án đầu tiên cho câu hỏi thức đêm gây ra bệnh gì chính là chứng suy giảm thị lực. Sau cả một ngày dài hoạt động, đôi mắt của bạn cũng cần được nghỉ ngơi để khôi phục. Tuy nhiên, việc thức khuya đã làm cho quá trình nghỉ ngơi này không được đảm bảo, mắt phải tiếp tục hoạt động. Điều này khiến cho mắt bị quá tải, dễ bị mỏi mắt, cay mắt,... lâu dần có thể gây suy giảm thị lực hoặc bị một số tật về mắt như khúc xạ hay bệnh lý về mắt điển hình như thoái hóa điểm vàng.

Thị Lực Bị Suy Giảm

2. Hormone bị mất cân bằng

Thức đêm nhiều bị bệnh gì? Top 2 chính là các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố vì mất cân bằng hormone. Có rất nhiều loại hormone trong cơ thể được sản sinh trong quá trình bạn ngủ sâu, cụ thể như hormone melatonin, estrogen, testosterone,... nhằm cân bằng hệ nội tiết. Khi thức khuya, nhịp sinh học bị đảo lộn làm cho nồng độ hormone mất cân bằng và gây rối loạn nội tiết. Điều này sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như: lão hóa nhanh, suy giảm chức năng sinh lý, cơ thể mệt mỏi, cáu gắt, căng thẳng,... và còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

3. Nguy cơ mắc ung thư tăng cao

Như vừa để cập, việc mất ngủ kéo dài sẽ làm một số loại hormone bị mất cân bằng, rối loạn quá trình sản xuất. Cụ thể là hormone melatonin, loại hormone này có vai trò chính là giúp não bộ nhận biết ngày và đêm, kiểm soát cảm giác buồn ngủ. Bên cạnh đó, hormone melatonin còn là hormone có thể chống lại sự hình thành khối u, tham gia điều hòa quá trình trao đổi chất. Việc thức đêm đã khiến quá trình sản xuất hormone melatonin bị gián đoạn, gia tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư. Và đây cũng chính là đáp án tiếp theo cho câu hỏi: thức đêm nhiều gây bệnh gì?

4. Khả năng sinh lý bị ảnh hưởng

Thức khuya trong thời gian dài còn làm rối loạn hoạt động của tuyến yên, buồng trứng gây ra sự suy giảm estrogen, progesterone ở nữ giới. Với nam giới, testosterone cũng sẽ suy giảm vì hoạt động của tuyến nội tiết bị ảnh hưởng do thiếu ngủ. Suy giảm chức năng sinh lý ở cả nam và nữ là Top 4 trong danh sách câu trả lời cho vấn đề thức đêm nhiều sẽ bị bệnh gì?

Khả năng sinh lý bị ảnh hưởng

5. Tình trạng đau đầu thường xuyên

Nếu hỏi thức khuya dễ bị bệnh gì? Thì đau đầu chính là căn bệnh phổ biến tiếp theo. Thiếu ngủ vì thức khuya sẽ gây nên những cơn đau đầu cục bộ vì các dây thần kinh bị căng thẳng và liên tục làm việc quá sức. Khi bạn thiếu ngủ thường xuyên, các tế bào thần kinh điều chỉnh cơn đau sẽ bị ảnh hưởng. Trong các tế bào này có nhóm SCN (nhân trên chéo) có vai trò kiểm soát hành vi ngủ - thức. Việc thức khuya đảo lộn nhịp sinh học có thể khiến nhóm tế bào này bị hư tổn hình thành chứng rối loạn giấc ngủ kèm theo tình trạng đau nửa đầu. 

Ban đầu có thể bạn chỉ gặp phải những cơn đau âm ỉ nửa đầu, đau vai gáy hay đau đầu từng cụm. Nhưng lâu dài, vấn đầy này có thể gây suy giảm trí nhớ, trầm cảm và đau đầu mãn tính.

6. Các bệnh về gan

Thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến gan bị quá tải trong việc thực hiện nhiệm vụ giải độc của mình. Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ là những bệnh lý phổ biến mà bạn có thể nghĩ đến khi thắc mắc thức khuya gây ra những bệnh gì? Thời gian bạn thức khuya và làm việc liên tục khiến cho gan không đủ sức khỏe để xử lý chất độc như bình thường, trong khi các phản ứng trong cơ thể vẫn tiếp tục diễn ra sản sinh thêm nhiều chất độc hại khác. Tình trạng như vậy kéo dài gây những tổn thương lên gan, độc tố không đào thải ra được tích tụ lại trong máu và gây nên những bệnh tật về gan kể trên.

Các bệnh về gan

7. Các bệnh về thận

Xếp sau những bệnh lý về gan thì bệnh thận cũng là câu trả lời phổ biến khi hỏi thức khuya nhiều bị bệnh gì. Các phản ứng trao đổi chất và chuyển hóa vẫn liên tục diễn ra trong cơ thể khi bạn thức khuya làm việc. Ngoài năng lượng để duy trì hoạt động thì những phản ứng này còn làm tăng sinh các chất độc hại, cặn bã cần bài tiết ra ngoài. Điều này càng làm tăng thêm lượng chất độc hại khiến áp lực của thận vượt ngưỡng. Chất độc không thể đào thải ra ngoài, tích tụ gây tổn thương thận, kết hợp cùng sự suy yếu vì làm việc quá độ dẫn đến thận hư, suy thận. Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm, khó điều trị và còn kéo theo hàng loạt biến chứng khác.

8. Các bệnh về dạ dày

Bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày đứng vị trí thứ 8, trả lời cho câu hỏi thức khuya dẫn đến bệnh gì? Thời gian bạn chìm vào giấc ngủ ngon cũng là thời điểm để niêm mạc dạ dày được tái tạo và khôi phục sau một ngày dài làm việc. Thế nhưng, nếu vì tính chất công việc bạn thức khuya, điều này làm cho dạ dày phải tiếp tục hoạt động, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch vị (axit) tấn công niêm mạc. Từ đó, dạ dày sẽ bị tổn thương, viêm loét tạo nên những cơn đau khó chịu hay bệnh đau dạ dày cấp tính.

Các bệnh về dạ dày

9. Nguy cơ bị đột quỵ cao

Thức khuya bị bệnh gì? Đáp án tiếp theo chính là căn bệnh gây ám ảnh cho xã hội hiện nay, đột quỵ. Việc ngủ muộn gây áp lực lên hầu hết các cơ quan của cơ thể, và trái tim cũng không ngoại lệ. Khi bạn thức khuya, làm việc kéo dài hệ thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích tạo áp lực lên tim, khiến cho tim co bóp không đều, hình thành các cơn co thắt. Điều này làm cho máu không được lưu thông đều, lúc bị tắt nghẽn lúc lại đột ngột bơm mạnh làm vỡ mạch gây nên hiện tượng đột quỵ, tai biến với mức độ nguy hiểm cao.

10. Béo phì

Khi thức đêm, cơ thể thường có cảm giác thèm ăn vì hormone ghrelin tăng cao, kích thích cơn đói hình thành. Nguyên lý này khiến cho người thức đêm thường có xu hướng ăn khuya. Đêm khuya, cơ thể sẽ đốt cháy ít năng lượng hơn so với ban ngày, kèm theo hệ tiêu hóa đang làm việc kém hiệu quả vì quá tải sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại. Những thức ăn không được chuyển hóa hết sẽ tích tụ lại ở dạng mỡ thừa, lâu dần sẽ khiến bạn bị tăng cân và có nguy cơ dẫn đến béo phì. 

Béo phì

Như vậy bạn đã rõ thức khuya nhiều bị bệnh gì qua những căn bệnh phổ biến kể trên. Đây chỉ mới là một số tác hại điển hình, thức khuya thật sự là thói quen xấu đem lại cho bạn rất nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Cách cải thiện tốt nhất là bạn vẫn nên hạn chế thức khuya hết mức có thể.

Nhưng trong trường hợp bạn phải thức khuya thường xuyên thì hãy cố gắng bồi bổ dinh dưỡng thật tốt để giúp cơ thể khắc phục được những ảnh hưởng từ việc thức khuya.

Bạn có thể tăng cường vào thực đơn những món ăn giàu dưỡng chất với nhiều nhóm chất đa dạng khác nhau. Đặc biệt là các thành phần dinh dưỡng tốt cho thể trạng người hay thức đêm như: vitamin nhóm B, vitamin K, vitamin A, C, sắt, cordycepin, L-tryptophan,...  Bạn nên tích trữ trong tủ lạnh trái cây tươi, rau củ quả, các loại hạt ăn vặt, sữa, socola,... để có thể nạp thêm năng lượng cho thời kỳ làm việc về khuya. Đặc biệt là không thể thiếu những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có thành phần từ đông trùng hạ thảo của thương hiệu Hector.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo nổi tiếng là loại dược liệu bồi bổ chất lượng, với hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng các nhóm chất. Thành phần của đông trùng hạ thảo có hơn 17 loại acid amin, đa dạng vitamin (từ vitamin B1, B2, B6, B12, vitamin A, vitamin E, vitamin K), cùng nhiều nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Mg, Ca,...) và những dưỡng chất cần thiết để bồi bổ cho người thức khuya như: adenosine, cordycepin, L-tryptophan. Những sản phẩm của Hector được điều chế sẵn, đem lại những dưỡng chất có hàm lượng cao giúp bạn nhanh chóng được bồi bổ và cải thiện các vấn đề sức khỏe, cân bằng hormone. Hiện nay, Hector đang có đa dạng các loại chế phẩm từ đông trùng hạ thảo như:

  • Dạng nguyên sợi để hãm trà hoặc làm nguyên liệu nấu ăn: Đông trùng hạ thảo Hector sấy thăng hoa
  • Dạng viên nang dễ uống: Viên nang đông trùng hạ thảo Hector
  •  Dạng sệt: Mật ong đông trùng hạ thảo Hector với thành phần từ đông trùng hạ thảo kết hợp với mật ong nguyên chất, đem lại cho bạn nguồn dưỡng chất đa dạng cùng thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Dạng nước: Hai dòng sản phẩm dạng nước đóng chai của Hector gồm Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm và Nước đông trùng hạ thảo Hector Collagen đang rất được ưa chuộng. Dạng lỏng giúp cơ thể bạn hấp thu tốt hơn và cho hiệu quả tối ưu. Bạn chỉ việc bảo quản sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi khi thức khuya hay những lúc cần bồi bổ chỉ cần lắc đều bật nắp và thưởng thức.

Các sản phẩm đông trùng hạ thảo đến từ Hector

Như vậy bạn đã biết thức khuya bệnh gì và mức độ nguy hiểm của những bệnh lý đó. Mong rằng bạn sẽ có một kế hoạch làm việc tối ưu hơn để bảo vệ bản thân khỏi rủi ro bệnh tật. Đặc biệt là 10 căn bệnh phổ biến kể trên.

0888 91 98 99