Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh thời đại. Đây là căn bệnh giết người thầm lặng khi mang lại rất nhiều biến chứng kèm theo. Cùng tìm hiểu các biến chứng nguy hiểm của THA để phòng ngừa cho bản thân nhé.
1. BIẾN CHỨNG TIM MẠCH
Tăng huyết áp trong thời gian dài sẽ làm suy yếu thành động mạch. Cholesterone tỉ trọng thấp (LDL) dễ dàng xâm nhập. Từ đó sẽ hình thành mảng xơ vữa trong thành động mạch. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực, sức khỏe hạn chế do lưu lượng máu tuần hoàn giảm xuống. Lâu dần dẫn tới thiếu máu cơ tim cục bộ gây hạn chế vận động.
Mảng xơ vữa có thể tách ra và hình thành cục máu đông. Khi đó, có thể dẫn tới một số tình trạng nguy hiểm như đột quỵ (tắc mạch máu não) hay nhồi máu cơ tim (tắc mạch máu ở tim). Khi bị ngồi máu cơ tim, người bệnh sẽ thấy mệt, đau ngực, khó thở,… Khi bị THA, áp lực máu lớn, muốn bơm máu đến tim thì tim phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu. Hoạt động liên tục sẽ làm cơ tim dày lên (phì đại cơ tim). Lâu ngày sẽ có vùng cơ tim bị chết. Người bệnh lúc đó có thể chuyển sang suy tim (tim yếu đi).
2. BIẾN CHỨNG Ở NÃO
Tai biến mạch máu não :
+ Khi tăng huyết áp, áp lực lên mạch máu não rất lớn. Về lâu dài nếu không điều trị có thể gây vỡ mạch máu não (xuất huyết não). Dẫn tới liệt nửa người hay toàn thân thậm chí là tử vong.
+ Mảng xơ vữa có thể hình thành cục máu đông ở mạch máu não. Khi bị tắc mạch, một vùng não có thể bị tổn thương và chết (nhũn não).
+ THA làm hẹp mạch máu não làm lượng máu lưu thông lên não ít hơn (thiếu máu não).
3. BIẾN CHỨNG Ở THẬN
Tăng huyết áp làm tổn thương tế bào thận, gây tình trạng tiểu ra protein. Lâu ngày sẽ gây suy thận. Bên cạnh đó, hẹp động mạch thận do THA kích thích thận hoạt động mạnh hơn để bù trừ. Dần dần, người THA lâu năm sẽ bị suy thận.
4. BIẾN CHỨNG Ở MẮT
Tăng huyết áp làm phình mạch máu võng mạc. Dần dần động mạch sẽ đè lên tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn ở mắt. Dần dần người bệnh sẽ xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác. Giảm thị lực và có thể mù lòa là biến chứng có thể gặp ở người THA nặng lâu năm.
5. BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU NGOẠI VI
Cao huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người.
Cao huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ (đau cách hồi).
Đại đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Nhiều bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy bình thường, do vô tình khám sức khỏe mới biết bị bệnh. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là những người có nguy cơ cao (như lớn tuổi, béo phì, ít vận động, trong gia đình đã có người thân bị cao huyết áp…) là hết sức cần thiết và quan trọng.
Xem thêm: sản phẩm Hỗ trợ điều trị Cao Huyết Áp - Hạ Áp Khang