SỨC KHỎE TINH THẦN MẸ SAU SINH VÀ CÁCH CẢI THIỆN

Việc chào đón thành viên mới là điều tuyệt vời nhất cuộc đời mang lại cho mỗi gia đình, nhưng việc có em bé cũng là nguyên nhân gây căng thẳng. Nhiều bà mẹ mới phải đối mặt với tình trạng buồn bã sau khi sinh, nghiên cứu cứ 8 bà mẹ thì có 1 người bị trầm cảm sau sinh. Dưới đây là những vấn đề cũng như cách cải thiện sức khỏe tinh thần mẹ sau sinh hiệu quả bạn có thể tham khảo.

 

Vấn đề tinh thần có thể gặp ở mẹ sau sinh

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sức khỏe tinh thần của phụ nữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Phụ nữ sau sinh gặp các vấn đề về tinh thần như trầm cảm, lo âu và stress dẫn đến sự suy giảm sức khỏe cũng như khả năng chăm sóc bé. Ngoài ra, tinh thần của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và thể chất của em bé.

 


Hội chứng “baby blues” 
Các bà mẹ thường trải qua hội chứng gọi là “baby blues” - tâm trạng thất thường, do sự rối loạn nội tiết tố xảy ra ngay sau khi sinh con. Tình trạng này sau sinh rất phổ biến ở khoảng 80% các trường hợp sau sinh. Cảm giác buồn bã, chán nản thường xảy ra từ 3-5 ngày sau sinh và giảm dần khi nồng độ hormone bắt đầu ổn định. Các triệu chứng thường nhẹ và không kéo dài quá vài tuần.

Trầm cảm sau sinh (PPD)
Trầm cảm sau sinh (PPD) xảy ra ở khoảng 10-20% các bà mẹ, có thể bắt đầu bất cứ lúc nào sau khi sinh và có thể kéo dài đến một năm. Các triệu chứng của PPD là những nỗi sợ hãi chẳng hạn như quá bận tâm đến sức khỏe của đứa trẻ hoặc có ý nghĩ xâm phạm làm hại đứa trẻ. Hoặc khi phải chăm sóc em bé mới sinh, mẹ mới sinh có thể mệt mỏi, cáu kỉnh và lo lắng hơn là điều dễ hiểu.

Nguyên nhân gây ra PPD có thể là do sự thay đổi nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố mạnh, đặc biệt hàm lượng serotonin giảm làm tăng cảm giác lo lắng, stress của cơ thể. Ngoài ra, bản thân việc sinh con và trách nhiệm làm mẹ đã là một sự thay đổi và chuyển biến lớn trong cuộc đời, và những thay đổi này có thể gây lo lắng và dẫn đến trầm cảm. Khi mẹ bị trầm cảm, mối quan hệ giữa mẹ và con có thể trở nên căng thẳng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ bị trầm cảm thì trẻ càng chậm phát triển. Sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ đối với trẻ sơ sinh là đặc biệt quan trọng ngay sau khi sinh vì năm đầu đời là thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của bé.


Rối loạn căng thẳng (PTSD)
Sau khi sinh con, phụ nữ cũng có thể bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). PTSD là hậu quả khi chúng ta trải qua hoặc chứng kiến mối nguy hiểm đe dọa đối với bản thân, và phản ứng với sự sợ hãi, bất lực. Các triệu chứng của PTSD liên quan đến mẹ sau sinh có thể bao gồm những suy nghĩ ám ảnh về việc sinh nở, cảm giác hoảng sợ, những ký ức về trải nghiệm sinh con, ác mộng, buồn bã, sợ hãi, lo lắng hoặc cáu kỉnh.

Rối loạn tâm thần sau sinh (PPP)
Trong một số ít trường hợp, phụ nữ có thể bị rối loạn tâm thần sau sinh (PPP), tỷ lệ thường dưới 1%. Tình trạng này diễn ra nhanh, thường xảy ra trong vòng hai đến ba tuần đầu tiên sau khi sinh con. Các triệu chứng có thể kể đến là ảo tưởng và ảo giác bao gồm lú lẫn, mất trí nhớ, hoang tưởng, phản ứng thái quá. Nếu phụ nữ sau sinh được chẩn đoán mắc PPP thì cần được nhập viện và được sự chăm sóc của nhân viên y tế. 

Cách cải thiện sức khỏe tinh thần mẹ sau sinh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp giảm stress và tăng cường tinh thần như tập trung vào hoạt động thư giãn, tập yoga, chăm sóc cá nhân và gặp gỡ bạn bè có thể giúp phụ nữ sau sinh hồi phục tinh thần và cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng có thể giúp phụ nữ sau sinh tìm ra sự cân bằng giữa việc chăm sóc con nhỏ và chăm sóc bản thân mình.

 


Chăm sóc bản thân
Chế độ ăn uống điều độ và lựa chọn các loại thực phẩm tốt sẽ giúp mẹ phục hồi sức khỏe và cung cấp nguồn dưỡng chất cho con bú. Một số gợi ý có thể lựa chọn cho thực đơn bữa ăn mẹ sau sinh như cá, trứng, cây họ đậu, trái cây, rau lá xanh, ngũ cốc và cố gắng uống ít nhất ngày hai lít nước. 

Mẹ cũng có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe còn nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn như Nước đông trùng hạ thảo Hector sâm. Thành phần từ đông trùng hạ thảo, các loại sâm lành tính (đinh lăng, đẳng sâm), chùm ngây là những dược liệu hỗ trợ hồi phục sức khỏe, giảm stress cũng như tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng nước đóng trong chai nhỏ gọn, nên mẹ có thể sử dụng ngay 1-2 chai mỗi ngày, cải thiện sức khỏe sau sinh hiệu quả nhanh chóng.


Ngoài ra, việc tập thể dục sẽ cải thiện tâm trạng giúp cơ thể mẹ phục hồi sau khi sinh. Một số phương pháp giảm stress khác mẹ có thể tập ngay tại nhà như yoga, thiền định giảm bớt căng thẳng và tăng cường sức khỏe tinh thần.

Chia sẻ cảm xúc
Dành ít thời gian cho gia đình và bạn bè là điều quan trọng để duy trì mối quan hệ và chia sẻ cảm xúc của mẹ sau sinh. Đôi khi cho mình thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn để giảm căng thẳng. Cố gắng thích nghi với cuộc sống mới và trách nhiệm mới để có thể tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ cùng với con yêu.

Ngủ đủ giấc
Thời gian chăm sóc trẻ là lúc giấc ngủ của các bà mẹ thường bị gián đoạn. Những giấc ngủ ngắn và thiếu ngủ có thể gây căng thẳng và sự phản ứng cảm xúc tiêu cực, gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Mẹ nên nhờ người thân phụ chăm sóc bé để có thêm thời gian thư giãn và tận hưởng giấc ngủ, tái tạo năng lượng. Mẹ cũng có thể tận dụng thời gian này để đọc sách, xem phim giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tinh thần.


Chăm sóc bé một cách khoa học
Một trong những mối quan tâm khi trở thành cha mẹ là việc phải đối mặt với quá nhiều lời khuyên và ý kiến khác nhau về việc nuôi dạy bé. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, quan trọng là tìm cách phù hợp với bản thân và gia đình. Hãy tìm cách để cân bằng giữa việc chăm sóc bé và tận hưởng cuộc sống gia đình trọn vẹn.

Tóm lại, sức khỏe tinh thần rất quan trọng đối với phụ nữ sau sinh. Việc chăm sóc tinh thần là cần thiết để đảm bảo phục hồi sức khỏe cũng như chăm sóc bé tốt hơn. Trên đây là một số thông tin có thể tham khảo để tăng cường sức khỏe tinh thần cũng cải thiện cuộc sống gia đình tốt hơn sau khi có em bé.

TLTK:
1. Viinamäki, H., et al. "Evolution of postpartum mental health." Journal of Psychosomatic Obstetrics & Gynecology 18.3 (1997): 213-219.
2. Leddy, Meaghan, et al. "Postpartum mental health screening and diagnosis by obstetrician–gynecologists." Journal of Psychosomatic Obstetrics & Gynecology 32.1 (2011): 27-34.
3. Viinamäki, H., et al. "Evolution of postpartum mental health." Journal of Psychosomatic Obstetrics & Gynecology 18.3 (1997): 213-219.

 

 

 

 

 
0888 91 98 99