Nuôi trồng và thị trường Đông trùng hạ thảo hiện nay

Ngày nay, người ta đã phát hiện ra nhiều loài nấm có tiềm năng tác dụng sinh học. Ngành đông trùng hạ thảo đã phát triển vượt bậc và cung cấp hàng nghìn sản phẩm trên thị trường toàn cầu. Bài viết này nói về việc nuôi trồng chúng trên thế giới, các hoạt động trong ngành cùng với các gợi ý nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.

1. Giới thiệu về Đông trùng hạ thảo

Nấm được biết đến có nhiều giá trị dinh dưỡng so với nhiều loại rau và có thể thay thế cho thịt [6-10], là nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất như tecpen, hợp chất phenolic, axit béo, α- và β-glucan, polysaccharid, protein. Các hợp chất này có nhiều tác dụng dược lý bao gồm chống ung thư, kháng virus , kháng u, chống đái tháo đường, chống trầm cảm, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống viêm, bảo vệ thần kinh, gan, thận, bảo vệ xương, hạ huyết áp, chống dị ứng, kháng khuẩn, hạ lipid máu, và giảm cholesterol máu,… [16-20]. Trước đây, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào một số loài nhất định, đặc biệt là các loài được sử dụng ở châu Á từ lâu đời [21-25]. Tuy nhiên, gần đây người ta bắt đầu quan tâm đến thành phần hóa học của nấm để nghiên cứu tác dụng dược lý của những loại nấm lớn này [26-32].

Đông trùng hạ thảo là loại nấm thuộc ngành Ascomycota, họ Ophiocordycipitaceae, bộ Hypocreales, chúng ký sinh trên nhiều loài côn trùng ở các giai đoạn từ ấu trùng đến trưởng thành. Đông trùng hạ thảo đã được sử dụng hơn 2000 năm ở Trung Quốc để điều trị các bệnh truyền nhiễm và được viết trong cuốn sách cổ đại. Loài Cordyceps được sử dụng rộng rãi nhất là C. sinensis (Ophiocordyceps sinensis), còn có tên gọi khác là Sphaeria sinensis, sau đó được Saccardo đổi tên vào năm 1878 thành Cordyceps sinensis cho tới nay. Phạm vi ký sinh của loài này rất rộng, bao gồm rất nhiều loài ấu trùng Lepidopteran,Thitarodes nhưng vật chủ phổ biến nhất của nó là ấu trùng Hepialus armoricanus. Ngoài ra, C. militaris cũng có thành phần hóa học và hoạt tính sinh học tương tự như C. sinensis [34].

2. Sinh thái học của Đông trùng hạ thảo

Nói chung, các loài Đông trùng hạ thảo có thể ký sinh trên cả ấu trùng và đôi khi trên côn trùng trưởng thành. Đông trùng hạ thảo phát triển trên nhiều nhóm côn trùng như dế, gián, ong, rết, bọ đen và kiến. Mặc dù có nhiều loài Cordyceps có giá trị về mặt y học, nhưng chỉ có 2 loài được biết đến và nuôi trồng nhiều nhất là Cordyceps sinensisCordyceps militaris. Loài Cordyceps này thuộc bộ Hypocreales, bao gồm 912 loài đã biết được phân vào các họ CordycipitaceaeOphiocordycipitaceaeClavicipitaceae [35]. Do có giá trị dinh dưỡng có thể ăn và làm thuốc, Đông trùng hạ thảo rất phổ biến ở Trung Quốc, nơi có thị trường khổng lồ. Hầu hết người dân Trung Quốc cho rằng đông trùng hạ thảo phải là loài ký sinh trên sâu vào mùa đông, nấm phát triển đầy đủ dược chất vào mùa hè. O. sinensis là loại đắt nhất và chỉ được nuôi trồng từ Cao nguyên Tây Tạng, còn các loài đông trùng hạ thảo khác trên thị trường được cho là Đông trùng hạ thảo giả.

3. Thành phần của Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo có nhiều hợp chất có giá trị dinh dưỡng (axit amin, vitamin K và E, vitamin B (B1, B2 và B12)), chúng còn chứa mono-, di-, oligosaccharid, polysaccharid, protein, sterol, nucleoside và các nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Fe, Cu, V, Pi , Se, Ni, Sr, Si, Ti, Cr, Ga, Zn và Zr) [9,15]. Đông trùng hạ thảo chứa nhiều polysaccharid có nguồn gốc từ quả thể, là một trong những thành phần hoạt tính sinh học chính cùng với nucleotide (bao gồm adenosine, uridine và guanosine). Các nghiên cứu cho thấy guanosine là nucleotide nhiều nhất trong cả đông trùng hạ thảo tự nhiên và nuôi trồng [15]. Cordyceps sinensis là loài đông trùng hạ thảo đắt nhất và được nghiên cứu rộng rãi nhất. C. sinensis chứa chất béo thô, protein, chất xơ, carbohydrate, cordycepin (30-deoxyadenosine), axit cordycepic (D-mannitol), polysaccharide và các vitamin.

Các ứng dụng chữa bệnh của Đông trùng hạ thảo chủ yếu tập trung vào tăng cường sử dụng oxy và sản xuất ATP, ổn định đường máu. Công dụng của Đông trùng hạ thảo có thể là do các hợp chất như cordycepin, axit cordycepic, vitamin, polysaccharid và các nguyên tố vi lượng có trong nó. Trong tất cả các loài Đông trùng hạ thảo, Cordyceps militaris được nuôi trồng thành công và được nghiên cứu chuyên sâu nhất. Hầu hết các sản phẩm Đông trùng hạ thảo trên thị trường được sản xuất từ quả thể của loài C. militaris nuôi trồng. Theo các nghiên cứu khoa học, C. militaris chứa cordycepin, adenosine, polysaccharide, mannitol, trehalose, axit béo, δ-tocopherol, axit p-Hydroxybenzoic và β-(1→3)-Dglucan [36,37].

4. Nuôi trồng và phát triển đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên rất hiếm và tốn nhiều chi phí để thu hái. Hơn nữa, đông trùng hạ thảo tự nhiên đang giảm nhanh chóng do bị thu hái quá mức [38], dẫn đến nhu cầu nuôi cấy đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo ngày càng tăng. Tỷ lệ các loài được nuôi cấy thành công trong môi trường nhân tạo trên tổng số loài đông trùng hạ thảo là rất thấp. Một số loài Đông trùng hạ thảo quan trọng về mặt y học có thể kể tới như Cordyceps sinensis, O. sinensis nuôi cấy, Cordyceps militarisCordyceps militaris nuôi cấy (được phân lập vào đầu năm 1982 và là một trong những chủng Cordyceps đầu tiên được sử dụng ở quy mô thương mại). Sau nhiều thử nghiệm lâm sàng, người ta đã biết rõ về thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và độc tính của Cordyceps hơn.
Kỹ thuật tạo quả thể nấm ở quy mô lớn đầu tiên được sử dụng để nuôi trồng Cordyceps đã giảm được chu kỳ sống tự nhiên của chúng từ 5 năm xuống 2 năm. Kỹ thuật này bao gồm nhân giống ấu trùng Thitarodes (Hepialus), sau đó đặt khoảng 100 ấu trùng vào hộp nhựa có nắp đậy chứa đất, các loại củ, rễ tự nhiên và nuôi trồng. Sucrose là nguồn cacbon tốt nhất cho sự phát triển của C. sinensis trong khi chiết xuất từ thịt bò và chiết xuất nấm men là nguồn nitơ tốt nhất [42]. Ngoài ra, sử dụng axit folic làm tăng năng suất, và thêm canxi clorua, kẽm clorua (dinh dưỡng đa lượng và vi lượng) làm tăng tổng sản lượng đáng kể.
Một trong những kỹ thuật đặc biệt để nuôi cấy C. sinensis là sử dụng môi trường gạo vô trùng ở 9-13 °C trong 40-60 ngày, sau đó hạ nhiệt độ xuống 4 °C để tạo ra tơ sợi và ở 13 °C trong 40 ngày đối với quá trình phát triển quả thể. Sự phát triển Cordyceps phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như môi trường, nhiệt độ, pH. Sau khi thử các môi trường khác nhau, thạch dextrose khoai tây đã được chứng minh là môi trường tốt nhất với pH 8,5- 9,5 ở 20-25 °C [43]. Việc nuôi cấy được thực hiện bằng cách cấy chủng C. sinensis vào ấu trùng được theo dõi và cho ăn trong 1-2 năm và thu hoạch. Ngược lại, trong môi trường tự nhiên sử dụng ấu trùng cho phát triển tự do trong 3-5 năm, sau đó thu hoạch C. sinensis từ các khu vực đã thả.
Nuôi cấy Cordyceps militaris dễ hơn nhiều so với C. sinensis ở cả môi trường rắn và môi trường sử dụng nhiều nguồn cacbon và nitơ, vì C. militaris có thể sống toàn bộ vòng đời khi được nuôi cấy trong ống nghiệm [44]. Việc nuôi cấy sợi nấm C. militaris bằng môi trường nhân tạo gần đây đã được phát triển đặc biệt cho mục đích sản xuất Cordycepin bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau như nuôi cấy bề mặt và nuôi cấy chìm. Nói chung, việc sản xuất quả thể C. militaris cần 35-70 ngày, tuy nhiên, thời gian nuôi cấy bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khác nhau như lượng chất môi trường,C thể tích và hình dạng của bình chứa được sử dụng trong quá trình nuôi cấy. Sự phát triển quả thể C. militaris trong ống nghiệm bắt đầu bằng việc sử dụng ấu trùng để nuôi cấy C. militaris, sau đó sử dụng các giá thể hữu cơ khác nhau như hạt bông, hạt lúa mì, bột đậu, hạt ngô, lõi ngô, hạt kê và lúa mì. Giá thể tối ưu hiện nay được sử dụng là hỗn hợp gạo và nhộng tằm. Việc nuôi trồng C. militaris đòi hỏi nitơ tương đối thấp, điều này có thể giải thích vì sao sử dụng ấu trùng năng suất thấp hơn so với khi sử dụng ngũ cốc. Hơn nữa, việc tạo quả thể cũng được nghiên cứu bằng cách sử dụng các dòng phân lập đa bào tử và các dòng con trong ba thế hệ liên tiếp và người ta nhận thấy rằng các dòng F1 tạo ra số lượng quả thể cao hơn [47].
5. Thị trường toàn cầu, xu hướng tương lai và những thách thức

Ngành đông trùng hạ thảo đang phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm khác nhau đã được thương mại hóa từ các hợp chất có nguồn gốc từ đông trùng hạ thảo. Sự sụt giảm nghiêm trọng trong tự nhiên kết hợp với nhu cầu thế giới ngày càng tăng dẫn đến kỷ lục về giá cả và sự quan tâm của nhiều người [65]. Sản lượng toàn cầu của O. sinensis ước tính nằm trong khoảng  85-185 tấn cộng thêm vài tấn từ các loài đông trùng hạ thảo khác. Việc thu hoạch và bán đông trùng hạ thảo tự nhiên làm tăng đáng kể thu nhập của hộ gia đình vùng đó. Một khảo sát vào năm 2004 ở vùng nông thôn Tây Tạng cho thấy rằng 40% thu nhập tiền mặt hàng năm của hộ gia đình và 8,5% GDP được tạo ra từ việc bán O. sinensis [66].

Sản phẩm có giá trị cao này mang lại lợi ích kinh tế cho các khu vực nông thôn nhưng điều này đi kèm một số vấn đề. Ví dụ, tranh chấp giữa những người thu hoạch, khó khăn cho cơ quan quản lý địa phương và đôi khi dẫn đến bạo lực, chẳng hạn như cái chết của bảy nông dân vào năm 2009. Cường độ thu hoạch tăng mạnh cũng có thể dẫn đến sự sụt giảm mạnh đối với loài này. Rõ ràng việc thu hoạch đông trùng hạ thảo trong tự nhiên so với tốc độ phát triển của nó hiện tại có thể không bền vững và đây là nơi mà ngành nuôi trồng thay thế cho đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên.

Việc nuôi trồng các loài đông trùng hạ thảo đang khai thác cũng như các loài mới là một xu hướng mới nổi trong ngành Đông trùng hạ thảo. Cho dù đạt được những thành công gần đây trong việc nuôi trồng, nhưng vẫn còn nhiều thách thức bao gồm (1) làm thế nào để giảm chi phí nuôi ấu trùng ký chủ; (2) làm thế nào để ngăn chặn vi khuẩn nhiễm vào trong quá trình nuôi cấy; (3) làm thế nào để hợp lý hóa quá trình nuôi trồng [69]. Song song đó, một số vấn đề hay xảy ra là các sản phẩm bị làm giả và không đạt chất lượng [70]. Mặc dù đây không phải là vấn đề chỉ riêng các sản phẩm đông trùng hạ thảo, nhưng cần tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng như định tính, định lượng bằng cách sử dụng các chất đánh dấu nucleoside, ergosterol, mannitol và polysaccharides. Bất chấp những thách thức trong nuôi trồng, thu hoạch, việc buôn bán đông trùng hạ thảo chất lượng hàng đầu với giá khoảng 100.000 USD/kg [65] là một dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ.

Bài viết liên quan

Nước đông trùng hạ thảo Hector sâm

Nước đông trùng hạ thảo Hector collagen

Viên nang đông trùng hạ thảo Hector

Đông trùng hạ thảo Hector sấy thăng hoa

TLTK:
1. ALKolaibe AG, Elkhateeb WA, Elnahas MO, El-Manawaty M, Deng CY, Wen, TC, Daba GM. Wound Healing, Anti-pancreatic Cancer, and α-amylase Inhibitory Potentials of the Edible Mushroom, Metacordyceps neogunnii. Research Journal of Pharmacy and Technology. 2021;14(10):5249-5253. doi:10.52711/0974-360X.2021.00914.
2. Daba GM, Elkhateeb W, ELDien AN, Fadl E, Elhagrasi A, Fayad W, Wen TC. Therapeutic potentials of n-hexane extracts of the three medicinal mushrooms regarding their anti-colon cancer, antioxidant, and hypocholesterolemic capabilities. Biodiversitas Journal of Biological Diversity. 2020;21(6): 2437-2445. doi:10.13057/biodiv/d210615.
3. El-Hagrassi A, Daba G, Elkhateeb W, Ahmed E, El-Dein AN, Fayad W, Shaheen M, Shehata R, El-Manawaty M, Wen T. In vitro bioactive potential and chemical analysis of the n-hexane extract of the medicinal mushroom, Cordyceps militaris. Malays J Microbiol. 2020;16(1):40-48. doi:10.21161/mjm.190346.
4. Elkhateeb W, Elnahas M, Daba G. Infrequent current and potential applications of mushrooms, CRC Press. 2021;70-81. https://tinyurl.com/rtx2d88u
5. Elkhateeb W, Elnahas MO, Paul W, Daba GM. Fomes fomentarius and Polyporus squamosus models of marvel medicinal mushrooms. Biomed Res Rev 3: 2020;119. doi:10.31021/brr.20203119.
6. Elkhateeb W, Thomas P, Elnahas M, Daba G. Hypogeous and epigeous mushrooms in human health. Advances in Macrofungi. 2021;7-19. doi:10.1201/9781003191278-2.
7. Elkhateeb WA, Daba GM. Bioactive potential of some fascinating edible mushrooms Flammulina, Lyophyllum, Agaricus, Boletus, Letinula, and Pleurotus as a treasure of multipurpose therapeutic natural product. Pharm Res 2022;6(1):1-10. doi:10.23880/oajpr-16000263.
8. Elkhateeb WA, Daba GM. Bioactive potential of some fascinating edible mushrooms Macrolepiota, Russula, Amanita, Vovariella and Grifola as a treasure of multipurpose therapeutic natural product. J Mycol Mycological Sci. 2022;5(1):1-8. doi:10.23880/oajmms-16000157.
9. Elkhateeb WA, Daba G. The endless nutritional and pharmaceutical benefits of the Himalayan gold, Cordyceps; Current knowledge and prospective potentials. Biofarmasi Journal of Natural Product Biochemistry. 2020;18(2):70-77. doi:10.13057/biofar/f180204.
10. Elkhateeb WA, Daba GM, Gaziea SM. The anti-nemic potential of mushroom against plant-parasitic nematodes. Open Access Journal of Microbiology & Biotechnology.2021;6(1):1-6. doi: 10.23880/oajmb-16000186.
11. Elkhateeb WA, Daba GM, El-Dein AN, Sheir DH, Fayad W, Shaheen MN, Wen TC. Insights into the in-vitro hypocholesterolemic, antioxidant, antirotavirus, and anticolon cancer activities of the methanolic extracts of a Japanese lichen, Candelariella vitellina, and a Japanese mushroom, Ganoderma applanatum. Egyptian Pharmaceutical Journal.2020;19(1):67. doi: 10.4103/epj.epj_56_19.
12. Elkhateeb WA, Daba GM, Elmahdy EM, Thomas PW, Wen TC, Mohamed N. Antiviral potential of mushrooms in the light of their biological active compounds. ARC J Pharmac Sci. 2019;5:8-12. doi: 10.20431/2455-1538.0502003.
13. Elkhateeb WA, Daba GM, Elnahas M, Thomas P, Emam M. Metabolic profile and skinrelated bioactivities of Cerioporus squamosus hydromethanolic extract. Biodiversitas J Biological Div. 2020;21(10). doi: 10.13057/biodiv/d211037.
14. Elkhateeb WA, Daba GM, Elnahas MO, Thomas PW. Anticoagulant capacities of some medicinal mushrooms. ARC J Pharma Sci. 2019;5:12-16. doi: 10.20431/2455-1538.0504001.
15. Elkhateeb WA, Daba GM, Thomas PW, Wen TC. Medicinal mushrooms as a new source of natural therapeutic bioactive compounds. Egypt Pharmaceu J. 2019;18(2):88-101. doi: 10.4103/epj.epj_17_19.
16. Elkhateeb WA, Daba GM. The amazing potential of fungi in human life. ARC J. Pharma. Sci. AJPS. 2019;5(3):12-16. doi: 10.20431/2455-1538.0503003.
17. Elkhateeb WA, Daba GM. Termitomyces marvel medicinal mushroom having a unique life cycle. Open Access Journal of Pharmaceutical Research. 2020;4(1):1-4. doi:10.23880/oajpr-16000197.
18. Elkhateeb WA, Daba GM. Mycotherapy of the good and the tasty medicinal mushrooms Lentinus, Pleurotus, and Tremella. Journal of Pharmaceutics and Pharmacology Research. 2021;4(3):1-6. doi: 10.31579/2693-7247/29.
19. Elkhateeb WA, Daba GM. The Fascinating Bird’s nest mushroom, secondary metabolites and biological activities. International Journal of Pharma Research and Health Sciences. 2021;9(1):3265-3269. doi: 10.21276/ijprhs.2021.01.01.
20. Elkhateeb WA, Daba GM. Highlights on the wood blue-leg mushroom Clitocybe Nuda and blue-milk mushroom Lactarius Indigo Ecology and biological activities Open Access Journal of Pharmaceutical Research. 2021;5(3):1-6. doi: 10.23880/pdraj-16000249.
21. Elkhateeb WA, Daba GM. Highlights on the golden mushroom Cantharellus cibarius and unique shaggy ink cap mushroom Coprinus comatus and smoky bracket mushroom Bjerkandera adusta Ecology and Biological Activities. Open Access Journal of Mycology & Mycological Sciences. 2021;4(2):1-8. doi: 10.23880/oajmms-16000143.
22. Elkhateeb WA, Daba GM. Highlights on unique orange pore cap mushroom Favolaschia Sp. and beech orange mushroom Cyttaria sp. and their biological activities. Open Access Journal of Pharmaceutical Research. 2021;5(3):1-6. doi:10.23880/oajpr-16000246.
23. Elkhateeb WA, Daba GM. Muskin the amazing potential of mushroom in human life. Open Access Journal of Mycology & Mycological Sciences. 2022;5(1):1-5. doi:10.23880/oajmms-16000153.
24. Elkhateeb WA, El Ghwas DE, Gundoju NR, Somasekhar T, Akram M, Daba GM. Chicken of the woods Laetiporus Sulphureus and Schizophyllum Commune treasure of medicinal mushrooms. Open Access Journal of Microbiology & Biotechnology. 2021;6(3):1-7. doi: 10.23880/oajmb-16000201s.
25. Elkhateeb WA, El-Ghwas DE, Daba GM. A review on ganoderic acid, cordycepin and usnic acid, an interesting natural compounds from mushrooms and lichens. Open Access Journal of Pharmaceutical Research. 2021;5(4):1-9. doi:10.23880/oajpr-16000256.
26. Elkhateeb WA, Elnahas M, Wenhua L, Galappaththi MCA, Daba GM. The coral mushrooms Ramaria and Clavaria. Studies in Fungi. 2021;6(1):495-506. doi: 10.5943/sif/6/1/39.
27. Elkhateeb WA, Elnahas MO, Thomas PW, Daba GM. Trametes versicolor and Dictyophora indusiata champions of medicinal mushrooms. Open Access Journal of Pharmaceutical Research. 2020;4(1):1-7. doi: 10.23880/oajpr-16000192.
28. Elkhateeb WA, Elnahas MO, Thomas PW, Daba GM. To heal or not to heal? Medicinal mushrooms wound healing capacities. ARC Journal of Pharmaceutical Sciences.2019;5(4):28-35. doi: 10.20431/24551538.0504004.
29. Elkhateeb WA, Karunarathna SC, Galappaththi MCA, Daba GM. Mushroom biodegradation and their role in mycoremediation. Studies in Fungi. (Under press).2022.
30. Elkhateeb WA. What medicinal mushroom can do?. Chem Res J. 2020;5(1):106-118.
31. Soliman G, Elkhateeb WA, Wen TC, Daba G. Mushrooms as efficient biocontrol agents against the root-knot. Egyptian Pharmaceutical Journal. 2022;1687-4315. doi:10.4103/epj.epj_80_21.
32. Elkhateeb WA, Daba GM, Sheir D, El-Dein AN, Fayad W, Elmahdy EM, Shaheen MNF, Thomas PW, Wen TC. GC-MS analysis and in-vitro hypocholesterolemic, anti-rotavirus, anti-human colon carcinoma activities of the crude extract of Ganoderma spp. Egyptian Pharmaceutical Journal. 2019;18:102-110.
33. Boesi A, Cardi F. Cordyceps sinensis medicinal fungus: Traditional use among Tibetan people, harvesting techniques, and modern uses. Herbal Gram. 2009;83:52-61. doi:10.4103/epj.epj_50_18.
34. Dong JZ, Lei C, Ai XR, Wang Y. Selenium enrichment on Cordyceps militaris link and analysis on its main active components. Appl Biochem Biotechnol. 2012 Mar;166(5):1215-24. doi: 10.1007/s12010-011-9506-6. Epub 2012 Jan 14. PMID:22246726.
35. Kepler RM, Sung GH, Harada Y, Tanaka K, Tanaka E, Hosoya T, Bischoff JF, Spatafora JW. Host jumping onto close relatives and across kingdoms by Tyrannicordyceps (Clavicipitaceae) gen. nov. and Ustilaginoidea_(Clavicipitaceae). Am J Bot. 2012 Mar;99(3):552-61. doi: 10.3732/ajb.1100124. Epub 2012 Feb 14. PMID: 22334447.
36. Wen TC, Zha LS, Kang JC, Hyde KD. Problems and prospects of research and development of Cordyceps militaris. Mycosystema. 2017;36(1):14-27. https://tinyurl.com/u95wp28a
37. Smiderle FR, Baggio CH, Borato DG, Santana-Filho AP, Sassaki GL, Iacomini M, Van Griensven LJ. Anti-inflammatory properties of the medicinal mushroom Cordyceps militaris might be related to its linear (13)-β-D-glucan. PLoS One. 2014 Oct17;9(10):e110266. doi: 10.1371/journal.pone.0110266. PMID: 25330371; PMCID:PMC4201515.
38. Wang N, Zhao Z, Gao J, Tian E, Yu W, Li H, Zhang J, Xie R, Zhao X, Chen A. Rapid and Visual Identification of Chlorophyllum molybdites With Loop-Mediated Isothermal Amplification Method. Front Microbiol. 2021 Mar 18;12:638315. doi: 10.3389/fmicb.2021.638315. PMID: 33815325; PMCID: PMC8013719.
39. Yue K, Ye M, Lin X, Zhou Z. The artificial cultivation of medicinal Caterpillar Fungus, Ophiocordyceps sinensis (Ascomycetes): a review. Int J Med Mushrooms. 2013;15(5):425-34. doi: 10.1615/intjmedmushr.v15.i5.10. PMID: 24266368.
40. Arora RK, Singh N, Singh RP. Characterization of an entomophagous medicinal fungus Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc of Uttarakhand, India. The Bioscan. 2013;8:195-200.
41. Arora RK, Singh RP. Effect of nutritional sources on mycelial growth of Caterpillar mushroom Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. Journal of Mycology and Plant Pathology.2009;39:114-117.
42. Seema S, Subir R, Prem SN, Mohammed A. Optimization of nutritional necessities for in vitro culture of Ophiocordyceps sinensis. Int J of Sci and Res. 2012;3:1523-1528. https://tinyurl.com/2p8suyb2
43. Cao L, Ye Y, Han R. Fruiting Body Production of the Medicinal Chinese Caterpillar Mushroom, Ophiocordyceps sinensis (Ascomycetes), in Artificial Medium. Int J Med Mushrooms. 2015;17(11):1107-12. doi: 10.1615/intjmedmushrooms.v17.i11.110.PMID: 26853966.
44. Xiong CH, Xia YL, Zheng P, Shi S, Wang C. Developmental stage-specific gene expression profiling for a medicinal fungus Cordyceps militaris. Mycology. 2010;1:25-66. doi: 10.1080/21501201003674581.
45. Chen YS, Liu BL, Chang YN. Effects of light and heavy metals on Cordyceps militaris fruit body growth in rice grainbased cultivation. Korean J Chem Eng. 2011;28:875-879. doi: 10.1007/s11814-010-0438-6.
46. Xiao ZH, Li ZX, Li JZ. Influence of additive on growth and differentiation of Cordyceps militaris (L.) fruit body. Food Ferment Technol. 2010;46:60-64.
47. Shrestha B, Han SK, Sung JM, Sung GH. Fruiting body formation of Cordyceps militaris from Multi-Ascospore Isolates and Their Single Ascospore Progeny Strains. Mycobiology. 2012 Jun;40(2):100-6. doi: 10.5941/MYCO.2012.40.2.100. Epub 2012 Jun 29. PMID: 22870051; PMCID: PMC3408298.
48. Xiaoli L, Kaihong H, Jianzhong Z. Composition and antitumor activity of the mycelia and fruiting bodies of Cordyceps militaris. Journal of Food and Nutrition Research. 2014;2:74-79. doi:10.12691/jfnr-2-2-3.
49. Mishra R, Yogesh U. Cordyceps sinensis: The Chinese Rasayan-Current Research Scenario, International Journal of Research in Pharmaceutical and Biomedical Sciences. 2011;2(4):1503-1519. https://tinyurl.com/2p9c3aa9
50. Wong YY, Moon A, Duffin R, Barthet-Barateig A, Meijer HA, Clemens MJ, de Moor CH. Cordycepin inhibits protein synthesis and cell adhesion through effects on signal transduction. J Biol Chem. 2010 Jan 22;285(4):2610-21. doi: 10.1074/jbc.M109.071159. Epub 2009 Nov 23. PMID: 19940154; PMCID: PMC2807318.
51. Santhosh KT, Sujathan K, Biba V. Naturally occurring entamogenous fungi having anticancerous properties. Proceedings of the 25th Swadeshi Science Congress Kerala. 2014;206:97.
52. Park JG, Son YJ, Lee TH, Baek NJ, Yoon DH, Kim TW, Aravinthan A, Hong S, Kim JH, Sung GH, Cho JY. Anticancer Efficacy of Cordyceps militaris Ethanol Extract in a Xenografted Leukemia Model. Evid Based Complement Alternat Med. 2017;2017:8474703. doi: 10.1155/2017/8474703. Epub 2017 Jul 6. PMID: 28761499; PMCID: PMC5518515.
53. Ferreira IC, Vaz JA, Vasconcelos MH, Martins A. Compounds from wild mushrooms with antitumor potential. Anticancer Agents Med Chem. 2010 Jun;10(5):424-36. doi:10.2174/1871520611009050424. PMID: 20545620.
54. Kim DJ, Kang YH, Kim KK, Kim TW, Park JB, Choe M. Increased glucose metabolism and alpha-glucosidase inhibition in Cordyceps militaris water extract-treated HepG2 cells. Nutr Res Pract. 2017 Jun;11(3):180-189. doi: 10.4162/nrp.2017.11.3.180. Epub 2017 May 22. PMID: 28584574; PMCID: PMC5449374.
55. Koh JH, Kim JM, Chang UJ, Suh HJ. Hypocholesterolemic effect of hot-water extract from mycelia of Cordyceps sinensis. Biol Pharm Bull. 2003 Jan;26(1):84-7. doi:10.1248/bpb.26.84. PMID: 12520179.
56. Zhou X, Gong Z, Su Y, Lin J, Tang K. Cordyceps fungi: natural products, pharmacological functions and developmental products. J Pharm Pharmacol. 2009 Mar;61(3):279-91. doi: 10.1211/jpp/61.03.0002. PMID: 19222900.
57. Holliday J, Cleaver M. Medicinal value of the caterpillar fungi species of the genus Cordyceps (Fr.) Link (Ascomycetes): A Review. Int J Med Mushrooms. 2008;10:219-234. doi: 10.1615/IntJMedMushr.v10.i3.30.
58. Chen PX, Wang S, Nie S, Marcone M. Properties of Cordyceps Sinensis: A review. J Funct Foods. 2013 Apr;5(2):550-569. doi: 10.1016/j.jff.2013.01.034. Epub 2013 Mar 21. PMID: 32288794; PMCID: PMC7104941.
59. Park SY, Jung SJ, Ha KC, Sin HS, Jang SH, Chae HJ, Chae SW. Anti-inflammatory effects of Cordyceps mycelium (Paecilomyces hepiali, CBG-CS-2) in Raw264.7 murine macrophages. Orient Pharm Exp Med. 2015;15(1):7-12. doi: 10.1007/s13596-014-0173-3. Epub 2014 Dec 5. PMID: 25814919; PMCID: PMC4371127.
60. Kim HG, Shrestha B, Lim SY, Yoon DH, Chang WC, Shin DJ, Han SK, Park SM, Park JH, Park HI, Sung JM, Jang Y, Chung N, Hwang KC, Kim TW. Cordycepin inhibits lipopolysaccharide-induced inflammation by the suppression of NF-kappaB through Akt and p38 inhibition in RAW 264.7 macrophage cells. Eur J Pharmacol. 2006 Sep 18;545(2-3):192-9. doi: 10.1016/j.ejphar.2006.06.047. Epub 2006 Jun 28. PMID:16899239.
61. Kim TW, Yoon DH, Cho JY, Sung GH. Anti-inflammatory compounds from Cordyceps bassiana (973.3). The FASEB Journal. 2014;28(1 Supplement):973.3. doi: 10.1096/fasebj.28.1_supplement.973.3.
62. Chiu CP, Liu SC, Tang CH, Chan Y, El-Shazly M, Lee CL, Du YC, Wu TY, Chang FR, Wu YC. Anti-inflammatory Cerebrosides from Cultivated Cordyceps militaris. J Agric Food Chem. 2016 Feb 24;64(7):1540-8. doi: 10.1021/acs.jafc.5b05931. Epub 2016 Feb 15.PMID: 26853111.
63. Dong CH, Yang T, Lian T. A comparative study of the antimicrobial, antioxidant, and cytotoxic activities of methanol extracts from fruit bodies and fermented mycelia of caterpillar medicinal mushroom Cordyceps militaris (Ascomycetes). Int J Med Mushrooms. 2014;16(5):485-95. doi: 10.1615/intjmedmushrooms.v16.i5.70. PMID:25271983.
64. Das SK, Masuda M, Sakurai A, Sakakibara M. Medicinal uses of the mushroom Cordyceps militaris: current state and prospects. Fitoterapia. 2010 Dec;81(8):961-8. doi: 10.1016/j.fitote.2010.07.010. Epub 2010 Jul 19. PMID: 20650308.
65. Holliday J. Cordyceps: A highly coveted medicinal mushroom. In medicinal plants and fungi: Recent advances in research and development. Singapore: Springer; 2017.p.59-91.
66. Winkler D. Caterpillar fungus (Ophiocordyceps sinensis) production and sustainability on the Tibetan Plateau and in the Himalayas. Asian Medicine. 2009;5(2):291-316. https://tinyurl.com/2ukvcbmu
67. Stone N. The Himalayan Gold Rush the untold consequences of Yartsa gunbu in the Tarap valley. 2015.
68. Sigdel SR, Rokaya MB, Münzbergová Z, Liang E. Habitat Ecology of Ophiocordyceps sinensis in Western Nepal. Mountain Research and Development. 2017;37(2):216-223. https://tinyurl.com/2p8bhv7d
69. Qin QL, Zhou GL, Zhang H, Meng Q, Zhang JH, Wang HT, Miao L, Li X. Obstacles and approaches in artificial cultivation of Chinese cordyceps. Mycology. 2018 Mar 5;9(1):7-9. doi: 10.1080/21501203.2018.1442132. PMID: 30123655; PMCID: PMC6059063.
70. Hsu T H, Shiao LH, Hsieh C, Chang DM. A comparison of the chemical composition and bioactive ingredients of the Chinese medicinal mushroom DongChongXiaCao, its counterfeit and mimic, and fermented mycelium of Cordyceps sinensis. Food chemistry. 2002;78(4):463-469. doi: 10.1016/S0308-8146(02)00158-9.

0888 91 98 99