Những điều cần biết khi truyền đạm cho người suy nhược cơ thể

Mỗi khi gặp các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, uể oải,... nhiều người liền nghĩ ngay đến truyền đạm để tăng cường sức khỏe. Vậy người suy nhược cơ thể có nên truyền đạm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay tác dụng của truyền đạm và xem liệu rằng phương pháp y học này có giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể không nhé! 

Mục lục:

» 1. Truyền đạm là gì?

» 2. Có nên truyền đạm khi bị suy nhược cơ thể không?

» 3. Chú ý dinh dưỡng để hạn chế truyền đạm

1. Truyền đạm là gì?

Truyền đạm hay còn được hiểu là truyền dịch, một phương pháp y học nhằm cung cấp cho cơ thể người bệnh dưỡng chất cần thiết, bù đắp nhanh chóng sự thiếu hụt chất thông qua tĩnh mạch. Dịch đạm thuộc loại dịch cung cấp các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, vitamin, acid amin,... cho những bệnh nhân bị suy kiệt, ăn uống kém hoặc mất khả năng ăn uống. Phương pháp truyền đạm được ứng dụng nhằm hỗ trợ điều trị, bổ sung cho bệnh nhân những dưỡng chất cần thiết một cách nhanh chóng. 

Truyền đạm là gì?

2. Có nên truyền đạm khi bị suy nhược cơ thể không?

Vậy đối với người đang bị suy nhược cơ thể có nên truyền đạm không? Đây có lẽ là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Truyền đạm là kỹ thuật y học chuyên dùng để bù đắp chất dinh dưỡng thiếu hụt cho cơ thể, tuy nhiên không phải trường hợp suy nhược nào cũng cần phải được truyền đạm. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây: 

- Chỉ nên truyền theo khuyến cáo của bác sĩ

Việc truyền đạm cần được thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý truyền đạm mỗi khi mệt mỏi, chán ăn. Mỗi người chúng ta đều có các chỉ số về đạm, muối, chất điện giải,... ở mức trung bình. Trước khi truyền đạm, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra các chỉ số, nếu chỉ số ở mức thấp thì bác sĩ sẽ chỉ định có truyền đạm hay không. Hoặc trong một vài trường hợp khi người bệnh mất nước quá nhiều do nôn mửa, tiêu chảy liên tục hoặc gặp tình trạng suy kiệt nặng, mất máu thì bác sĩ có thể chỉ định truyền đạm trực tiếp khi chưa có kết quả xét nghiệm. 

Có nên truyền đạm khi bị suy nhược cơ thể không?

- Không tự ý truyền tại nhà 

Rất nhiều người cho rằng nên truyền đạm cho người suy nhược cơ thể để bổ sung dưỡng chất nhanh chóng, phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự ý truyền đạm tại nhà. Như đã nhắc đến ở trên, việc truyền dịch đạm cần phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và cần phải có sự giám sát của nhân viên y tế. Phương pháp truyền đạm cần phải được đảm bảo về liều lượng, tốc độ, thời gian nhỏ giọt và  tiêu chuẩn của dụng cụ truyền. Nếu tự ý truyền đạm cho người suy nhược cơ thể tại nhà, bạn có thể sẽ gặp phải một số biến chứng như: 

- Sưng phù, đau nhức tại vị trí truyền hoặc viêm tĩnh mạch, tắc nghẽn mạch máu do đặt kim lệch ven. Nghiêm trọng hơn có thể gây hoại tử vết thương, dẫn đến cắt bỏ chi. 

- Gặp phản ứng dị ứng thuốc như sưng phù toàn thân, nổi mẩn, rối loạn điện giải, tràn dịch màng bụng, tràn dịch phổi gây suy hô hấp, suy tim,... do không được đảm bảo về liều lượng dịch truyền. 

- Nghiêm trọng nhất có thể gây sốc phản vệ (rét run, sốt cao liên tục, khó thở, tím tái,...) và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Do đó, tuyệt đối không nên tự ý truyền đạm cho người suy nhược cơ thể tại nhà. Bạn nên đến các cơ sở y tế lớn để được theo dõi, quan sát bởi nhân viên y tế và bác sĩ chuyên chuyên môn nhằm hạn chế các rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. 

Không tự ý truyền tại nhà

- Những trường hợp cần truyền đạm 

Không phải lúc nào cũng nên truyền đạm cho người suy nhược cơ thể mà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp cần thiết phải sử dụng đến phương pháp truyền đạm là: 

- Người bị suy dinh dưỡng nặng, dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể 

- Người bị suy nhược cơ thể nặng, mất khả năng ăn uống và cần được bù đắp dinh dưỡng thiếu hụt ngay lập tức. 

- Bệnh nhân hậu phẫu thuật chưa thể ăn uống hoặc mất máu quá nhiều. 

Do đó, nếu như bị suy nhược cơ thể nhưng vẫn có khả năng ăn uống thì cách tốt nhất là bổ sung chất dinh dưỡng thông qua đường ăn uống.  

3. Chú ý dinh dưỡng để hạn chế truyền đạm

Truyền đạm chỉ là phương pháp bổ sung dưỡng chất tạm thời, không thích hợp để điều trị suy nhược cơ thể trong thời gian dài. Khi được truyền đạm bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn trong vài ngày đến vài tuần, tuy nhiên sau khi cơ thể tiêu thụ hết lượng chất dinh dưỡng được truyền vào, thì sẽ xuất hiện tình trạng mỏi mệt hơn. Không những thế, lạm dụng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể tồn tại nhiều tác dụng phụ, rủi ro nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược.

Hãy thực hiện chế độ ăn đúng giờ, lành mạnh 3 bữa/ngày hoặc có thể chia nhỏ thành các bữa phụ xen lẫn bữa chính để tăng cảm giác thèm ăn, cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo tốt như: các loại hạt, đậu, thịt gà, cá, hải sản,... và tăng cường cung cấp các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất bằng việc ăn rau củ, trái cây. Hãy uống đầy đủ nước và uống thêm các loại nước ép để giúp hệ miễn dịch được củng cố, chống lại các triệu chứng suy nhược. 

Thay vì lạm dụng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất, khoáng chất tăng cường sức khỏe. Bạn có thể tham khảo những dòng sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của Hector. Thành phần của đông trùng hạ thảo chứa nhiều dưỡng chất quý hiếm, có lợi cho người bị suy nhược cơ thể như: 

- 17 loại acid amin cùng các loại vitamin tốt cho cơ thể (A, B, C, D, E, K,...) 

- Các hoạt chất sinh học bổ dưỡng: Cordycepin, Adenosine, Selen, Polysaccharide,... 

- Các khoáng chất: Na, Mn, Mg, K, Ca,... 

Nhờ hàm lượng hoạt chất dồi dào, đông trùng hạ thảo có tác dụng hiệu quả đối với người bị suy nhược cơ thể, giúp hồi phục và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo tươi khó bảo quản và chỉ giữ được tối đa 14 ngày nên thương hiệu Hector đã mang đến các sản phẩm được điều chế sẵn, tiện dụng: 

Các sản phẩm đông trùng hạ thảo đến từ Hector

- Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm 

Sản phẩm Hector Sâm được kết hợp giữa đông trùng hạ thảo và các loại dược liệu quý hiếm như: sâm dây, nam dương sâm, chùm ngây. Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm bổ sung các dược chất: Saponin, Alkaloid, Tanin, vitamin, protein,... và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, cải thiện triệu chứng suy nhược. 

- Nước đông trùng hạ thảo Hector Collagen 

Ngoài đông trùng hạ thảo, sản phẩm còn có thành phần nước ép trái cây tươi (chanh dây, dứa, sơ ri) để cung cấp thêm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cho người suy nhược. 

- Nấm Đông trùng hạ thảo Hector sấy thăng hoa 

Nấm đông trùng hạ thảo nguyên chất được ứng dụng kỹ thuật sấy thăng hoa tiên tiến để lưu giữ đến 99% dưỡng chất quan trọng, thuận tiện để chế biến và bảo quản.  

- Viên nang đông trùng hạ thảo Hector 

Nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên được chế biến thành dạng bột và đóng gói viên nang tiện lợi, phù hợp để mang theo và sử dụng mọi lúc mọi nơi. 

- Mật ong Đông trùng hạ thảo Hector  

Sự kết hợp giữa mật ong nguyên chất và bột đông trùng hạ thảo được xem là một cách hữu hiệu cho người bị suy nhược. Mật ong có thành phần có lợi cho sức khỏe như: vitamin C, sắt, kẽm, hỗn hợp acid amin và chất chống oxy hóa, giúp giảm thiểu và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể. 

Trên đây là những điều quan trọng bạn cần biết khi truyền đạm cũng như tác dụng của phương pháp này. Bạn không nên quá lạm dụng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, thay vào đó, việc bổ sung dưỡng chất thông qua ăn uống sẽ giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.

0888 91 98 99