HIỂU SÂU HƠN CÁC THÀNH PHẦN TRONG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo là loài nấm được sử dụng lâu đời như một loại thuốc trong y học cổ truyền bởi công dụng hồi phục sức khỏe, giảm mệt mỏi cũng như tăng sức đề kháng. Bài viết này sẽ mang đến kiến thức khoa học sâu hơn về các thành phần và công dụng của loài Cordyceps militaris, từ đó cho thấy tiềm năng của loài nấm này trong việc chăm sóc sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất có hoạt tính sinh học chủ yếu nằm trong phần quả thể (phần sợi) của nấm đông trùng hạ thảo. Dưới đây là một số thành phần nổi bật nhất có thể kể tới.

 Cordycepin

Cordycepin được tìm thấy trong C. militaris vào năm 1950, và hợp chất này đã được nghiên cứu có nhiều lợi ích trên sức khỏe con người như: điều hòa hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng virus, kháng khối u, điều hòa huyết áp và đường huyết, điều hòa hormon sinh dục,... Cordycepin làm giảm nồng độ của các chất trung gian gây viêm như IL-2, TGF-β và làm tăng số lượng tế bào lympho T (tế bào của hệ miễn dịch), từ đó giúp kháng viêm và tăng sức đề kháng hiệu quả. Ngoài ra, thành phần adenosine và cordycepin còn bổ sung năng lượng cho cơ thể dưới dạng adenosine-5′-triphosphate (ATP) giúp tăng cường sức khỏe vượt trội [1,2].

Carbohydrate

D-Mannitol là một trong những thành phần quan trọng có trong nấm C. militaris. Nó được sử dụng như một nguồn dưỡng chất cần cho sự sống và như một “chiếc xe vận chuyển” các chất khác tới nhiều cơ quan nuôi dưỡng cơ thể. D-mannitol rất tiềm năng trong việc sản xuất các loại thuốc lợi tiểu và chống phù nề hiệu quả [3,4].

Ngoài D-mannitol, C. militaris còn chứa các polysaccharide trong sợi nấm có tác dụng như điều hòa hệ miễn dịch, kháng u, kháng viêm, chống oxy hóa, điều hòa đường huyết, hạ natri máu và bảo vệ gan. Các polysaccharide này tạo phản ứng miễn dịch cho cơ thể bằng cách kích thích hoạt động của đại thực bào, tế bào lympho T và B cũng như tăng khả năng tiêu diệt các tác nhân gây hại từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... [5].

Polysaccharide cũng có tác dụng chống khối u, ung thư thông qua việc ức chế sự phát triển và tăng quá trình chết của các tế bào khối u, ung thư [5].

Axit amin

Trong quả thể C. militaris chứa các axit amin nổi bật như GABA và ergothioneine [6]. GABA là một chất ức chế hệ thần kinh trung ương và có ảnh hưởng đến các bộ phận trên hệ thần kinh. GABA giúp điều chỉnh giấc ngủ, trí nhớ, khả năng tập trung cũng như các cảm xúc lo lắng và căng thẳng của chúng ta [7].

Ergothioneine là một axit amin có trong các loài thực vật và nấm, còn đối với cơ thể người chúng ta không tự tổng hợp được và phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống [8]. Ergothioneine có vai trò quan trọng trong việc giúp chống lão hóa và bảo vệ da tránh tác động của phóng xạ [9]. Tuy nhiên, nồng độ ergothioneine trong cơ thể người giảm dần theo tuổi tác và là nguyên nhân gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh [10,11]. Chính vì vậy, việc sử dụng đông trùng hạ thảo hằng ngày sẽ giúp bổ sung lượng ergothioneine bị thiếu hụt, giúp bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh của chúng ta. 

Carotenoid

Carotenoid là thành phần chính tạo nên màu vàng cam của quả thể C. militaris mà chúng ta thường thấy. Các carotenoid chính có trong sợi nấm có thể kể đến như β-carotene, lycopene, lutein và zeaxanthin [12,13]. Ngoài tác dụng bảo vệ mắt của lutein và zeaxanthin, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng bổ sung các carotenoid này còn giúp cải thiện khả năng tập trung, giảm căng thẳng, đồng thời chống lão hóa hiệu quả [14, 15,16].

Người ta đã chứng minh rằng việc bổ sung carotenoid hằng ngày có thể cải thiện chức năng hệ miễn dịch [17]. Một số nghiên cứu cũng cho thấy β-carotene có hiệu quả trong điều trị các bệnh ung thư [18], đặc biệt là ung thư phổi và dạ dày [19].

Lycopene có trong đông trùng hạ thảo đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tim mạch. Lycopene giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid, làm giảm cholesterol xấu LDL, từ đó giảm được các nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Ngoài ra, lycopene còn ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và gây ra quá trình chết của các tế bào này [20]. 

Statin

Quả thể của C. militaris là một nguồn chứa lovastatin thuộc nhóm statin [21]. Lovastatin giúp giảm cholesterol LDL và triglyceride và tăng cholesterol HDL, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim trong cơ thể chúng ta. Lovastatin là thuốc đã được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch [22,23].

Các hợp chất phenolic

Một nhóm hợp chất phenolic quan trọng có trong nấm đông trùng hạ thảo là axit phenolic và flavonoid. Tiềm năng của các hợp chất này trong chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus và chống viêm cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu [24].

Các hợp chất hoạt tính sinh học khác

Quả thể của C. militaris còn chứa các vitamin như B2, B3, C, A, E [9]. Vitamin B2 (riboflavin) và vitamin B3 (niacin) giúp chúng ta giảm cảm giác mệt mỏi, căng thẳng. Vitamin C, vitamin E chống oxy hóa và cải thiện hệ miễn dịch, giúp tăng sinh collagen cũng như tăng hấp thu sắt cho cơ thể. Vitamin A lại có vai trò bảo vệ mắt và duy trì thị lực bình thường [23].

Ngoài ra, các khoáng chất như magie, kali, selen hữu cơ và lưu huỳnh cũng được tìm thấy trong quả thể của C. militaris giúp hệ miễn dịch và thần kinh chúng ta khỏe mạnh. Đặc biệt, selen là vi chất dinh dưỡng giúp chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Cơ thể khi được bổ sung selen đầy đủ thì hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động tốt, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như như vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể chúng ta [24].

Trên đây là một số thành phần nổi bật cũng như lợi ích sức khỏe tiềm năng có trong loài nấm đông trùng hạ thảo C. militaris. Hiện nay khá nhiều sản phẩm trên thị trường về đông trùng hạ thảo, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu những thương hiệu uy tín và lựa chọn cho mình những sản phẩm an toàn, chất lượng.

Hãy truy cập website dongtrunghathaohector.com hoặc lavite.com.vn để tìm hiểu thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa đông trùng hạ thảo nhé.

Nguồn tham khảo:

[1]. Tuli, H.S.; Sandhu, S.S.; Sharma, A.K. Pharmacological and Therapeutic Potential of Cordyceps with Special Reference to Cordycepin. 3 Biotech 2014, 4, 1–12. [Google Scholar] [CrossRef][Green Version].

[2]. Qin, P.; Li, X.; Yang, H.; Wang, Z.-Y.; Lu, D. Therapeutic Potential and Biological Applications of Cordycepin and Metabolic Mechanisms in Cordycepin-Producing Fungi. Molecules 2019, 24, 2231. [Google Scholar] [CrossRef] [PubMed][Green Version].

[3]. Cohen, N.; Cohen, J.; Asatiani, M.D.; Varshney, V.K.; Yu, H.-T.; Yang, Y.-C.; Li, Y.-H.; Mau, J.-L.; Wasser, S.P. Chemical Composition and Nutritional and Medicinal Value of Fruit Bodies and Submerged Cultured Mycelia of Culinary-Medicinal Higher Basidiomycetes Mushrooms. Int. J. Med. Mushrooms 2014, 16, 273–291. [Google Scholar] [CrossRef].

[4]. Shawkat, H.; Westwood, M.-M.; Mortimer, A. Mannitol: A Review of Its Clinical Uses. BJA Edu. 2012, 12, 82–85.

[5]. 14 Zhang, J.; Wen, C.; Duan, Y.; Zhang, H.; Ma, H. Advance in Cordyceps militaris (Linn) Link Polysaccharides: Isolation, Structure, and Bioactivities: A Review. Int. J. Biol. Macromol. 2019, 132, 906–914.

[6]. Chan, J.S.L.; Barseghyan, G.S.; Asatiani, M.D.; Wasser, S.P. Chemical Composition and Medicinal Value of Fruiting Bodies and Submerged Cultured Mycelia of Caterpillar Medicinal Fungus Cordyceps militaris CBS-132098 (Ascomycetes). Int. J. Med. Mushrooms 2015, 17, 649–659.

[7]. Boonstra, E.; de Kleijn, R.; Colzato, L.S.; Alkemade, A.; Forstmann, B.U.; Nieuwenhuis, S. Neurotransmitters as Food Supplements: The Effects of GABA on Brain and Behavior. Front. Psychol. 2015, 6, 1520.

[8]. Dong, J.Z.; Wang, S.H.; Ai, X.R.; Yao, L.; Sun, Z.W.; Lei, C.; Wang, Y.; Wang, Q. Composition and Characterization of Cordyxanthins from Cordyceps militaris Fruit Bodies. J. Funct. Foods 2013, 5, 1450–1455. [Google Scholar] [CrossRef].

[9]. Muszyńska, B.; Mastej, M.; Sułkowska-Ziaja, K. Biological Function of Carotenoids and Their Occurrence in the Fruiting Bodies of Mushrooms. MIR 2016, 107, 113–122. [Google Scholar].

[10]. Bovier, E.R.; Hammond, B.R. A Randomized Placebo-Controlled Study on the Effects of Lutein and Zeaxanthin on Visual Processing Speed in Young Healthy Subjects. Arch. Biochem. Biophys. 2015, 572, 54–57. [Google Scholar] [CrossRef][Green Version].

[11]. Renzi-Hammond, L.; Bovier, E.; Fletcher, L.; Miller, L.; Mewborn, C.; Lindbergh, C.; Baxter, J.; Hammond, B. Effects of a Lutein and Zeaxanthin Intervention on Cognitive Function: A Randomized, Double-Masked, Placebo-Controlled Trial of Younger Healthy Adults. Nutrients 2017, 9, 1246. [Google Scholar] [CrossRef][Green Version].

[12]. Stringham, N.T.; Holmes, P.V.; Stringham, J.M. Supplementation with Macular Carotenoids Reduces Psychological Stress, Serum Cortisol, and Sub-Optimal Symptoms of Physical and Emotional Health in Young Adults. Nutr. Neurosci. 2018, 21, 286–296. [Google Scholar] [CrossRef].

[13]. Watzl, B.; Bub, A.; Briviba, K.; Rechkemmer, G. Supplementation of a Low-Carotenoid Diet with Tomato or Carrot Juice Modulates Immune Functions in Healthy Men. Ann. Nutr. Metab. 2003, 47, 255–261. [Google Scholar] [CrossRef].

[14]. Gul, K.; Tak, A.; Singh, A.K.; Singh, P.; Yousuf, B.; Wani, A.A. Chemistry, Encapsulation, and Health Benefits of β-Carotene-A Review. Cogent Food Agric. 2015, 1, 1018696. [Google Scholar] [CrossRef].

[15]. Druesne-Pecollo, N.; Latino-Martel, P.; Norat, T.; Barrandon, E.; Bertrais, S.; Galan, P.; Hercberg, S. Beta-carotene Supplementation and Cancer Risk: A Systematic Review and Metaanalysis of Randomized Controlled Trials. Int. J. Cancer Res. 2010, 127, 172–184.

[16]. Mirahmadi, M.; Azimi-Hashemi, S.; Saburi, E.; Kamali, H.; Pishbin, M.; Hadizadeh, F. Potential Inhibitory Effect of Lycopene on Prostate Cancer. Biomed. Pharmacother. 2020, 129, 110459.

[17]. Cohen, N.; Cohen, J.; Asatiani, M.D.; Varshney, V.K.; Yu, H.-T.; Yang, Y.-C.; Li, Y.-H.; Mau, J.-L.; Wasser, S.P. Chemical Composition and Nutritional and Medicinal Value of Fruit Bodies and Submerged Cultured Mycelia of Culinary-Medicinal Higher Basidiomycetes Mushrooms. Int. J. Med. Mushrooms 2014, 16, 273–291. [Google Scholar] [CrossRef]

[18]. Chen, S.Y.; Ho, K.J.; Hsieh, Y.J.; Wang, L.T.; Mau, J.L. Contents of Lovastatin, γ-Aminobutyric Acid and Ergothioneine in Mushroom Fruiting Bodies and Mycelia. LWT 2012, 47, 274–278.

[19]. Oesterle, A.; Laufs, U.; Liao, J.K. Pleiotropic Effects of Statins on the Cardiovascular System. Circ. Res. 2017, 120, 229–243. [Google Scholar] [CrossRef][Green Version].

[20]. Tobert, J.A. Efficacy and Long-Term Adverse Effect Pattern of Lovastatin. Am. J. Cardiol. 1988, 62, J28–J34.

[21]. Chan, J.S.L.; Barseghyan, G.S.; Asatiani, M.D.; Wasser, S.P. Chemical Composition and Medicinal Value of Fruiting Bodies and Submerged Cultured Mycelia of Caterpillar Medicinal Fungus Cordyceps militaris CBS-132098 (Ascomycetes). Int. J. Med. Mushrooms 2015, 17, 649–659.

[22]. Muszyńska, B.; Sułkowska-Ziaja, K.; Ekiert, H. Phenolic Acids in Selected Edible Basidiomycota Species: Armillaria mellea, Boletus badius, Boletus edulis, Cantharellus cibarius, Lactarius deliciosus and Pleurotus ostreatus. Acta Sci. Pol. Hortorum Cultus 2013, 12, 107–116.

[23]. Commission Regulation (EU) No 432/2012 Commission Regulation (EU) No 432/2012 of 16 May 2012 Establishing a List of Permitted Health Claims Made on Foods, Other than Those Referring to the Reduction of Disease Risk and to Children’s Development and Health. OJEU 2012, 136, 1–40.

[24]. Zhu, Z.Y.; Liu, F.; Gao, H.; Sun, H.; Meng, M.; Zhang, Y.M. Synthesis, Characterization and Antioxidant Activity of Selenium Polysaccharide from Cordyceps militaris. Int. J. Biol. Macromol. 2016, 93, 1090–1099

0888 91 98 99