Cuộc sống với nhiều áp lực trong công việc, xã hội, bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ ập tới bất cứ lức nào. Đặc biệt, bệnh gây hậu quả nặng nề, hơn 50% tử vong, 45% sống sót gặp di chứng tàn phế. Cùng Hector tìm hiểu và phòng chống căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Đột quỵ là gì ?
Đột quỵ là một tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu ô-xy và dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Có 2 loại đột quỵ là do thiếu máu và do xuất huyết.
Thiếu máu cục bộ: Chiếm 85% các ca bệnh hiện nay. Đây là tình trạng tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
Xuất huyết não: Bệnh gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng.
Ngoài ra còn có những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút, cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.
Nguyên nhân gây bệnh
Ảnh hưởng của bệnh lý:
- Cao huyết áp: Bệnh gây dễ hình thành các cục máu đông, cản trở lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.
- Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
- Cholesterol cao, thừa cân: Gây ra nhiều bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch và tăng nguy cơ gây bệnh lý này.
- Bệnh tim mạch: Suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao
- Thiếu máu não thoáng qua.
- Đột quỵ tái phát: Tiền căn cá nhân bị đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
Các nguyên nhân khác:
- Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là sau tuổi 55.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn so với nữ giới.
- Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.
Các dấu hiệu và di chứng của bệnh
Các dấu hiệu thường xảy ra bất ngờ và có thể đem lại di chứng về sau bao gồm:
- Mặt, miệng méo, nhân trung lệch.
- Tê mỏi chân tay, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
- Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được.
- Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
- Đau đầu dữ dội, buồn nôn.
Cách phòng ngừa bệnh
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh.
Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Không hút thuốc lá: Hút làm tăng khả năng gây bệnh. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây bệnh và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh hiệu quả.