7 GIAI ĐOẠN CẦN THIẾT PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ

Đột quỵ là tình trạng nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời. Tại Hoa Kỳ, khoảng 800.000 người mỗi năm bị đột quỵ và chỉ khoảng 2/3 số người này có khả năng sống sót và hồi phục chức năng. Di chứng sau đột quỵ làm ảnh hưởng tới hoạt động hằng ngày, nhận thức và khả năng nói của chúng ta [1], [2].

Phục hồi sau đột quỵ là một quá trình đầy thử thách của mỗi người để quay lại cuộc sống bình thường tốt nhất có thể. Tùy mức độ tổn thương của mỗi người mà quá trình hồi phục có thể khác nhau, tuy nhiên, các chuyên gia chia thành 7 giai đoạn hồi phục chính.

Giai đoạn liệt mềm

Giai đoạn đầu tiên là liệt mềm xảy ra ngay sau cơn đột quỵ. Giai đoạn này cơ bắp trở nên yếu hơn, khập khiễng, thậm chí là "mềm nhũn". Đột quỵ thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể nên tình trạng liệt này cũng giới hạn ở một bên. Thông thường các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở phần trên (bàn tay, cánh tay) so với phần dưới.

Nguyên nhân là do não sau khi bị tổn thương không còn gửi tín hiệu đến các chi để cơ thể di chuyển. Nếu giai đoạn liệt này kéo dài quá lâu, sẽ dẫn đến tình trạng mất khối lượng cơ và giảm sức mạnh đáng kể.

Một số can thiệp trong giai đoạn này là các bài tập chuyển động nhẹ khôi phục lại cảm giác. Bạn có thể tập giơ tay lên xuống, hỗ trợ tay sinh hoạt hằng ngày như đánh răng, chải tóc,... Những bài tập này giúp "nhắc nhở" não bộ khôi phục lại các kết nối nơ-ron thần kinh cảm giác.

Giai đoạn liệt cứng

Giai đoạn thứ hai là xuất hiện co cứng. Co cứng là hiện tượng cơ trở nên cứng nhắc. Khi nghỉ ngơi, tay chân vẫn bị co lại, đặc biệt là khuỷu tay và cổ tay, hoặc xuất hiện co giật khi chúng ta cố gắng di chuyển.

Co cứng là dấu hiệu cho thấy não bắt đầu xây dựng lại tín hiệu để kết nối với các cơ và là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, sự kết nối này chưa thực sự hoàn chỉnh, đây chính là lý do tại sao các cơ bị co lại hoặc khó khăn trong di chuyển.

Quan trọng là bạn phải tiếp tục di chuyển càng nhiều càng tốt để hồi phục cơ thể trong thời gian nhanh nhất có thể. Các bài tập co cứng bao gồm cải thiện cảm giác, cử động tay chân và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Tăng co cứng

Ở giai đoạn thứ ba, tình trạng co cứng tăng nhiều hơn. Điều này khiến chúng ta cảm thấy tình trạng thêm tồi tệ và không có tiến triển. Tuy nhiên, dấu hiệu co cứng này lại là một dấu hiệu tốt, bởi vì não đang trong quá trình hồi phục các tín hiệu kết nối với cơ bắp.

Giai đoạn này mặc dù rất khó khăn, nhưng cần tăng cường độ các bài tập, bằng cách tập trung vào cử động chân tay nhiều nhất có thể [3]. Nếu tình trạng co rút quá mạnh, có thể sử dụng nẹp hoặc dụng cụ chỉnh hình cố định.

Giảm co cứng

Trong giai đoạn thứ tư, tình trạng co cứng bắt đầu giảm là một dấu hiệu quan trọng trong quá trình phục hồi sau đột quỵ. Khi tình trạng co cứng giảm đi, chúng ta cảm giác cử động cơ thể được cải thiện, nhưng chân tay vẫn còn hơi co giật. Ví dụ, bạn có thể nắm được một cái nĩa nhưng không thể thả nó ra.

Các can thiệp trong giai đoạn này nên tập trung vào các bài tập tự vận động hàng ngày càng nhiều càng tốt, và thêm các bài tập tăng cường sức mạnh như tự mang quần áo, tắm, đi bộ nhẹ nhàng,... [4].

Phối hợp các cử động phức tạp

Trong giai đoạn này có thể bắt đầu phối hợp các chuyển động phức tạp và độc lập hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn nên tiếp tục tăng tần suất và cường độ tập luyện, hoặc tập trung cải thiện các các cử động phức tạp. Bên cạnh đó, cần phải giảm bớt sự hỗ trợ từ chuyên gia hoặc người chăm sóc.

Co cứng biến mất

Ở giai đoạn thứ sáu, tình trạng co cứng hoàn toàn biến mất và cải thiện đáng kể các cử động phức tạp. Bạn có thể làm việc nhà để duy trì các hoạt động hằng ngày, chẳng hạn như nấu ăn, dọn dẹp,...

Trở lại chức năng bình thường

Trong giai đoạn cuối cùng, cơ thể đã hoạt động bình thường trở lại. Giai đoạn này, bạn có thể tự thực hiện các kiểu chuyển động phức hợp giữa bên cơ thể bị ảnh hưởng cũng như bên không bị ảnh hưởng.

Giai đoạn này là mục tiêu cuối cùng cho bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ, nhưng không phải ai cũng đạt được giai đoạn này [5]. Tuy nhiên, vẫn có nhiều liệu pháp, thiết bị hỗ trợ để bạn có một cuộc sống trọn vẹn.

Tùy theo mỗi người mà giai đoạn phục hồi khác nhau, hãy cố gắng duy trì phục hồi chức năng để có kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất bồi bổ sức khỏe để hồi phục hiệu quả nhất. Nước đông trùng hạ thảo Hector sâm là sản phẩm hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ hiệu quả. Với thành phần dược liệu từ thiên nhiên như đông trùng hạ thảo, đinh lăng, đẳng sâm, chùm ngây giúp cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe vượt trội và nhanh chóng cho những người sau đột quỵ.

Nguồn tham khảo:

[1]. https://www.ninds.nih.gov/post-stroke-rehabilitation-fact-sheet

[2]. https://www.cdc.gov/stroke/treatments.htm?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fstroke%2Frecovery.htm

[3]. Suheda Ozcakir, MD, Uludag University School of Medicine, Department of Physical Medicine and Rehabilitation, 16059 Bursa, Turkey, Tel: +90 224 2950821, Fax: +90 224 4429084

[4]. Corbetta, D., Sirtori, V., Castellini, G., Moja, L., & Gatti, R. (2015). Constraint‐induced movement therapy for upper extremities in people with stroke. Cochrane Database of Systematic Reviews, (10).

[5]. Signe Brunnstrom, M.A., Motor Testing Procedures in Hemiplegia: Based on Sequential Recovery Stages , Physical Therapy, Volume 46, Issue 4, April 1966, Pages 357–375,

[6]. https://www.verywellhealth.com/stroke-recovery-stages-5213006

0888 91 98 99