Một giấc ngủ ngon sẽ đem đến cho bạn một sức khỏe tốt, một trạng thái tràn đầy năng lượng từ trong ra ngoài. Ngược lại, hậu quả của thức khuya cũng sẽ khiến bạn đối mặt với rất nhiều nguy cơ bệnh tật. Điển hình là 13 tác hại của việc thức khuya thường xuyên sau đây.
Mục lục:
» 1. Thâm quầng mắt
» 2. Lão hóa sớm
» 3. Nổi mụn
» 4. Rụng tóc
» 5. Suy giảm sức đề kháng
» 6. Tăng khả năng mắc bệnh ung thư
» 7. Gây yếu sinh lý
» 8. Dễ bị đau đầu
» 9. Ảnh hưởng đến gan
» 10. Suy giảm chức năng của thận
» 11. Đau dạ dày
» 12. Tăng nguy cơ đột quỵ
» 13. Gây tăng cân, béo phì
1. Thâm quầng mắt
Một dấu hiệu phổ biến để bạn nhận ra một người vừa bị mất ngủ hay thức đêm thường xuyên là gì? Đó chính là đôi mắt “gấu trúc” với vết thâm quầng lộ rõ nơi đôi mắt. Nguyên nhân bởi vì khi bạn thức khuya để học tập hoặc làm việc, mắt vẫn phải hoạt động liên tục không có thời gian nghỉ ngơi. Lâu dần quá trình lưu thông máu bị hạn chế, vùng da quanh mắt không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, nhanh chóng lão hóa, hình thành nếp nhăn và quầng thâm lộ rõ. Thâm quầng mắt không phải là tác hại ngủ muộn có tính chất nguy hiểm, tuy nhiên nếu kéo dài thì quầng thâm rất khó điều trị, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sự tự tin của bạn.
2. Lão hóa sớm
Hậu quả của thức đêm thường xuyên chính là đẩy nhanh tốc độ lão hóa của làn da và cơ thể. Giấc ngủ của bạn là khoảng thời gian để các tế bào, cơ quan nghỉ ngơi, khôi phục và cân bằng lại chức năng. Trong giấc ngủ từ 7 - 8 tiếng, cơ thể sẽ sản xuất hormone somatotropin để duy trì sự tươi trẻ, hormone melatonin để chống oxy hóa cho làn da, collagen cũng được sản xuất vào giai đoạn cuối của giấc ngủ. Tuy nhiên, vì tính chất công việc khiến bạn phải thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến cho 2 loại hormone kể trên và collagen không được sản xuất, dẫn đến lão hóa nhanh với nhiều biểu hiện rõ rệt như: sạm da, khô da, nổi mụn cùng nhiều dấu hiệu lão hóa khác.
3. Nổi mụn
Nếu hỏi thức khuya nhiều sẽ bị gì? Thì đáp án phổ biến chính là vấn đề nổi mụn. Những nốt mụn viêm, mụn trứng cá sẽ nhanh chóng xuất hiện chỉ sau vài ngày bạn bị mất ngủ, hoặc với những ai có cơ địa nóng mụn hoàn toàn có thể nổi lên chỉ sau 1 đêm thiếu ngủ. Mụn xuất hiện khi bạn thức khuya vì những lý do sau đây:
- Thức khuya ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cho làn da của bạn không thể chống lại các tác nhân gây viêm như vi khuẩn xâm nhập lỗ chân lông gây mụn.
- Thức khuya còn gây mất cân bằng nội tiết tố, cụ thể là hormone cortisol - loại hormone điều hòa căng thẳng. Tác hại của thức khuya là khiến cho hormone này tăng lên, tuyến bã nhờn cũng sản xuất nhiều dầu hơn, khiến lỗ chân lông bị tắc và hình thành mụn.
4. Rụng tóc
Rụng tóc cũng là một biểu hiện điển hình trong những tác hại của việc thức khuya. Mái tóc cũng giống như não bộ, hay bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể, đều cần có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, hấp thu dưỡng chất để tái tạo hoặc phát triển thêm. Với tóc thì thời điểm vàng để phát triển tối ưu chính là sau 22h đêm. Quá trình này chỉ đạt hiệu quả khi bạn ngủ sâu, hormone tăng trưởng được sản sinh phục vụ cho sự phát triển của tóc.
Do đó khi bạn mất ngủ hay phải thức khuya để làm việc, loại hormone tăng trưởng này không thể sản sinh gây trở ngại cho quá trình phát triển của tóc. Đồng thời, khi bạn thức khuya còn gây nên tâm trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài, tạo nên chứng Telogen effluvium làm cho tóc rụng nhiều và da đầu thưa thớt lộ rõ.
Một điều đáng mừng là tác hại thức khuya rụng tóc có thể được khắc phục khi bạn kết thúc tình trạng thức đêm, để cơ thể được ngủ bù nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi, bạn nên kết hợp sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc từ bên ngoài và thường xuyên massage da đầu để tóc nhanh phát triển khỏe đẹp trở lại.
5. Suy giảm sức đề kháng
Thức khuya có tác hại gì? Ảnh hưởng của thức khuya không chỉ là các vấn đề cảm quan bên ngoài như rụng tóc, lão hóa hay mụn nhọt, thức khuya đem đến nhiều tác hại đáng sợ hơn bạn nghĩ. Điển hình là sự suy giảm sức đề kháng và làm lung lay hệ miễn dịch của cơ thể.
Khi bạn ngủ, cơ thể sẽ giải phóng nên các cytokine, đây là một loại protein có vai trò bảo vệ bạn khỏi các triệu chứng viêm và nhiễm trùng. Trong trường hợp ngược lại, quá trình giải phóng cytokine sẽ không thể diễn ra và làm cho hệ miễn dịch của bạn suy yếu. Bạn sẽ dễ dàng bị mắc nhiều loại bệnh từ cảm vặt thông thường, sốt, ho cho đến các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm khác.
6. Tăng khả năng mắc bệnh ung thư
Khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó còn tiềm ẩn tăng nguy cơ mắc ung thư. Năm 2019, việc thức khuya đã được Tổ chức Y tế Thế Giới liệt kê vào một trong những yếu tố có thể gây ung thư. Như vậy, ngoài việc thắc mắc thức khuya có tác hại gì, bạn cũng nên tìm hiểu xem mức độ nghiêm trọng đến cỡ nào. Có 4 loại ung thư bạn sẽ dễ mắc hơn khi thức khuya thường xuyên là: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
7. Gây yếu sinh lý
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn, sinh lý yếu ở cả nam và nữ là vì thói quen thức khuya thường xuyên. Khi bạn bỏ lỡ thời điểm ngủ sâu quan trọng, hoạt động của tuyến nội tiết sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến cho những hormone nội tiết như testosterone, estrogen bị suy giảm, gây mất cân bằng nội tiết và suy giảm khả năng sinh lý. Nếu tình trạng thức khuya kéo dài, bạn còn có thể bị rối loạn chức năng sinh dục, giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng khả năng sinh sản.
8. Dễ bị đau đầu
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ngủ muộn có tác hại gì với hệ thần kinh và não bộ. Thực tế đã cho thấy, đa số người thường xuyên làm việc tăng ca, thức đêm để học tập và làm việc phải đối mặt với những cơn đau đầu âm ỉ, đau nửa đầu hoặc nặng đầu khó chịu.
Vì khi thức khuya, cơ thể sẽ phải sản sinh ra nhiều protein hơn để duy trì hoạt động, đồng thời giảm ngưỡng chịu đau của cơ thể xuống, hiện tượng tăng giảm đảo chiều này sẽ gây nên chứng đau đầu mãn tính nếu tình trạng thức khuya kéo dài.
Ngoài ra, hormone melatonin khi thiếu ngủ sẽ bị giảm xuống thấp tạo nên các cơn đau nửa đầu, đau theo cụm hoặc đau nhức đầu và vai gáy vào sáng hôm sau. Bạn có thể cải thiện tình trạng đau đầu này bằng cách bổ sung thêm dưỡng chất như: vitamin B, cordycepin, vitamin C, L-tryptophan, và bổ sung đủ nước. Tuy nhiên, giải pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn tác hại thức khuya chính là kết thúc việc thức khuya sớm nhất khi có thể.
9. Ảnh hưởng đến gan
Gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi thức đêm có tác hại gì. Theo nhịp sinh học, lúc bạn nghỉ ngơi, ngủ sau một ngày làm việc thì gan bắt đầu thực hiện nhiệm vụ giải độc của mình. Gan sẽ giúp loại bỏ các chất độc hại, thừa thải ra bên ngoài, giúp cơ thể hấp thu triệt để các dưỡng chất có lợi làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra được hiệu quả. Sau khi giải độc, gan lại tiếp tục tiêu hóa chất béo, cholesterol trong thức ăn và trong máu để bảo vệ sức khỏe của bạn. Gan chỉ có thể làm tốt những nhiệm vụ này khi bạn ngủ say. Nếu bạn thức khuya, quá trình này vẫn diễn ra nhưng gan sẽ phải rất vất vả, có thể bị tổn thương khi làm việc quá sức vì lượng chất độc hại tăng sinh khi bạn ngủ muộn. Những tổn thương này có thể vắt kiệt sức khỏe của lá gan, hình thành sẹo, xơ gan dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: gan nhiễm mỡ, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
10. Suy giảm chức năng của thận
Tương tự như gan, thận cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc bài tiết chất thải và thanh lọc độc tố cho cơ thể. Khi bạn thức khuya, các chất độc sản sinh nhiều, các cơ quan nội tạng đều phải hoạt động quá sức làm cho những quá trình chuyển hóa diễn ra kém hiệu quả. Từ đó, mọi áp lực đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể dồn lên thận, lâu ngày sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Bên cạnh những chất độc hại sản sinh bên trong từ các quá trình chuyển hóa, nhiều người thức đêm còn có thói quen dùng chất kích thích để tỉnh táo như: trà, cà phê, hút thuốc lá và không uống đủ nước. Những yếu tố này kết hợp lại tạo nên mầm mống đe dọa sức khỏe của thận, không chỉ khiến thận yếu đi mà còn có thể tạo nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như: suy thận, thận hư, sỏi thận,...
11. Đau dạ dày
Thật khó để có thể thống kê hết được thức khuya có hại gì đến cơ thể của chúng ta. Những rủi ro tiềm ẩn từ việc thức khuya có thể ảnh hưởng gần như toàn bộ các tế bào, cơ quan. Đặc biệt là những cơ quan liên quan đến sự bài tiết và tiêu hóa như gan, thận và cả dạ dày.
Theo nhịp sinh học thông thường, ban đêm khi bạn ngủ là giai đoạn để dạ dày nghỉ ngơi, các niêm mạc dạ dày có điều kiện để khôi phục và tái tạo. Nhưng nếu vì tính chất công việc mà bạn phải thức khuya, thì việc hoạt động liên tục làm cho dạ dày không thể nghỉ ngơi, gây ra triệu chứng điển hình là tăng tiết dịch vị. Dịch vị này sẽ tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, tạo nên tổn thương, lâu dần hình thành viêm loét, gây đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày cấp tính.
Bên cạnh đó, nếu bạn thường có xu hướng ăn khuya để thức làm việc. Hệ tiêu hóa lại phải hoạt động để tiêu hóa thức ăn, các axit dư thừa trong quá trình này cũng sẽ tấn công niêm mạc dạ dày liên tiếp tạo nên thương tổn. Việc này cũng tạo nên điều kiện thuận lợi để vi khuẩn HP (vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng) tăng trưởng, gây ra các bệnh lý về dạ dày, viêm loét tá tràng hay nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
12. Tăng nguy cơ đột quỵ
Tác hại của ngủ muộn thực sự đáng sợ hơn bạn tưởng tượng. Trong những năm gần đây, nhiều trường hợp người trẻ tuổi bị tử vong vì đột quỵ đều xuất phát từ việc thức khuya, làm việc quá độ và thiếu sự chăm sóc bồi bổ cho bản thân.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là hiện tượng các tế bào não bị tổn thương khi không được cung cấp oxy và dưỡng chất kịp thời. Đột quỵ xảy ra khi các mạch máu bị tắc, nghẽn và vỡ gây nên những biến chứng khôn lường như liệt, méo miệng, mất trí và cao nhất là tử vong.
Một nghiên cứu từ Viện Karolinska của Thụy Điển đã chỉ ra, những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 7% so với người sinh hoạt điều độ. Khi bạn thức khuya và làm việc liên tục sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, tạo áp lực lên tim, hình thành các cơn co thắt. Thức khuya cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2, và đây cũng là yếu tố khiến nguy cơ bị đột quỵ tăng cao.
Một số triệu chứng cho thấy bạn có nguy cơ bị đột quỵ: đau đầu một bên, suy giảm thị lực, tê tay chân hoặc nửa người, nói ngọng bất thường, rối loạn nhận thức,... Nếu cơ thể có những biểu hiện trên, bạn hãy hạn chế việc thức khuya và chăm sóc tốt sức khỏe nhé.
13. Gây tăng cân, béo phì
Đứng vị trí thứ 13 trong danh sách tác hại của việc thức khuya là căn bệnh thừa cân, béo phì. Nguyên nhân chủ yếu là do khi bạn thiếu ngủ, cơ thể sẽ bị suy giảm mức độ leptin (một hormone tạo cảm giác no) và tăng mức độ ghrelin (hormone kích thích cảm giác đói bụng thèm ăn). Khi đói bụng lúc đêm khuya, đa phần mọi người thường có xu hướng lựa chọn những loại thức ăn nhanh, nhiều chất béo và carbohydrate để nạp vào cơ thể. Cơn đói có thể được giải tỏa nhưng lượng calo, chất béo này sẽ vượt nhu cầu, lâu dần sẽ khiến bạn bị tăng cân và béo phì. Ngoài ra, việc thức đêm thường xuyên còn khiến cho hormone cortisol tăng sinh, kích thích cảm giác thèm ăn, gây nên béo phì và khó kiểm soát cân nặng.
Béo phì có thể kéo theo hàng loạt hệ lụy như: suy giảm miễn dịch, tiểu đường, xương khớp, tim mạch, hô hấp và cả tiêu hóa.
Như vậy qua 13 tác hại kể trên, bạn đã biết thức khuya nhiều sẽ bị gì và mức độ nguy hiểm của vấn đề này. Thức khuya có thể âm thầm tàn phá sức khỏe tinh thần, thể chất và cả ngoại hình của bạn. Nếu tính chất công việc, học tập bắt buộc bạn vẫn phải thường xuyên thức khuya thì bạn hãy cố gắng ngủ bù hợp lý, rèn luyện thêm thể dục thể thao, uống nhiều nước. Đặc biệt, bạn nên sử dụng những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đa dạng với hàm lượng cao để tăng thêm sức khỏe, hỗ trợ các cơ quan chức năng làm việc hiệu quả hơn. Điển hình như những sản phẩm chiết xuất từ đông trùng hạ thảo của thương hiệu Hector.
Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý từ ngàn xưa, cung cấp cho cơ thể bạn cùng lúc nhiều nhóm chất, dưỡng chất có lợi. Mỗi sợi nấm đông trùng hạ thảo có hơn 17 loại axit amin thiết yếu, các loại vitamin (A, B1, B2, B12, C, E,...), các nguyên tố vi lượng và khoáng chất (Mg, Fe, Zn, Ca,...) cùng nhiều hoạt chất sinh học có đặc tính trị liệu như: cordycepin, adenosine, D-mannitol,... Chính nhờ nguồn dưỡng chất đa dạng này mà những sản phẩm điều chế từ đông trùng hạ thảo Hector giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả, điều hòa nội tiết tố, tăng sức bền và tăng cường khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, giúp bạn cải thiện và giảm thiểu tác hại của việc thức khuya.
Một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo như: Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm, Nước đông trùng hạ thảo Hector Collagen, Mật ong Đông trùng Hạ thảo Hector, Viên nang đông trùng hạ thảo Hector, Đông trùng hạ thảo Hector sấy thăng hoa,... Tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn chọn sản phẩm thích hợp để sử dụng.
Mong rằng sau khi hiểu rõ thức khuya bị gì, mức độ nguy hiểm ra sao, bạn sẽ sớm có những giải pháp tối ưu hơn giảm thiểu việc thức khuya và bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé.