09 CÁCH GIẢM MỆT MỎI VÀO BUỔI SÁNG SAU THỨC KHUYA

Sau một đêm dài ngủ muộn để làm việc, bạn vẫn phải thức dậy sớm tiếp tục công việc của ngày hôm sau. Vậy làm thế nào để có thể thức khuya dậy sớm không bị mệt? 9 cách giảm mệt mỏi vào buổi sáng sau khi ngủ muộn ngay sau đây sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày mới hiệu suất hơn.

Mục lục:

» 1. Bổ sung các dưỡng chất giúp giảm mệt mỏi khi thức khuya

» 2. Tập thể dục

» 3. Tắm nước lạnh vào buổi sáng

» 4. Ăn sáng đầy đủ

» 5.Thư giãn: đọc sách, yoga, nghe nhạc…

» 6. Uống đầy đủ nước

» 7. Thức dậy vào buổi sáng và ngủ ngắn vào buổi trưa

» 8. Không nên dùng caffeine

» 9. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

1. Bổ sung các dưỡng chất giúp giảm mệt mỏi khi thức khuya

Cách giảm mệt mỏi khi thức khuya hiệu quả nhất chính là bạn hãy bổ sung đủ các dưỡng chất giúp cơ thể đủ năng lượng hoạt động về đêm và tăng khả năng phục hồi của cơ thể vào sáng hôm sau. Một số dưỡng chất giảm mệt mỏi hiệu quả gồm:

  • ATP: Việc thức khuya đòi hỏi bạn có năng lượng để duy trì sức bền, sự dẻo dai và khả năng chịu đựng. Phần tử chuyển hóa năng lượng ATP chính là dưỡng chất hàng đầu bạn cần bổ sung để thức đêm không bị mệt vào hôm sau.
  • Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm xúc, xoa dịu căng thẳng, giảm áp lực hệ thần kinh. Bổ sung vitamin B khi thức khuya có thể giúp bạn hạn chế nhức đầu hoặc nặng đầu khi thức dậy.
  • Vitamin K: Đây là loại vitamin có thể giúp bạn xóa mờ dần quầng thâm nơi đôi mắt. Điều này đem lại cho bạn diện mạo tươi tắn, tỉnh táo không còn lộ rõ dấu hiệu của một đêm mất ngủ.

Bổ sung các dưỡng chất giúp giảm mệt mỏi khi thức khuya

  • Vitamin C: Để thức khuya không mệt, bạn cũng nên tăng cường vitamin C. Loại vitamin này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, để bạn tránh được các triệu chứng mệt mỏi từ cảm cúm hoặc cảm lạnh khi thức khuya.
  • Cordycepin: Tương tự như vitamin C, cordycepin cũng đem lại cho bạn hàng rào miễn dịch vững vàng. Bên cạnh đó, khi bạn bổ sung cordycepin sẽ giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, loại bỏ các độc tố tích tụ để có thể luôn thoải mái, khỏe khoắn sau khi bạn thức khuya và phải dậy sớm.

Đông trùng hạ thảo

  • Vitamin A: Bạn cũng đừng quên bổ sung vitamin A để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Vitamin A cũng giúp mắt sáng hơn, không bị khô, thức khuya không mệt và thức dậy sớm không bị đau mỏi mắt.
  • Omega 3: Để giảm căng thẳng, mệt mỏi và stress khi phải dậy sớm vào hôm sau bạn nhất định cần bổ sung omega 3 cho trí não. Omega 3 sẽ xoa dịu cảm xúc, điều hòa hệ thần kinh để bạn thức giấc với trạng thái tinh thần tươi tỉnh không đau đầu hay uể oải.
  • Sắt: Bổ sung sắt sẽ giúp ổn định tuần hoàn máu để máu được vận chuyển đều đến từng cơ quan bộ phận. Từ đó ngăn ngừa được chứng thiếu máu gây suy nhược, choáng váng khi bạn thức dậy sớm vào hôm sau.
  • Canxi: Khi bạn thức khuya nguy cơ loãng xương rất cao. Bạn hãy bổ sung canxi để tăng cường sức khỏe xương khớp và giảm đau nhức vai gáy khi thức làm việc muộn và thiếu ngủ.


Muốn cơ thể thức khuya không mệt, bạn hãy tăng cường bổ sung 9 loại dưỡng chất kể trên. Bằng cách dung nạp chúng qua các loại thực phẩm chế biến món ăn, hoặc giải pháp đơn giản nhanh chóng hơn là sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng điều chế sẵn. Điển hình là những sản phẩm có thành phần từ đông trùng hạ thảo đến từ thương hiệu Hector. Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu rất giàu dinh dưỡng, có thể cung cấp cho bạn cùng lúc 5/9 loại dưỡng chất kể trên gồm adenosine - phân tử chính cấu thành ATP, cordycepin, vitamin K, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C, và còn nhiều dưỡng chất phong phú khác. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo như: Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm, Nước đông trùng hạ thảo Collagen Hector, Mật ong Đông trùng Hạ thảo Hector, Viên nang đông trùng hạ thảo Hector, Đông trùng hạ thảo Hector sấy thăng hoa. 

sản phẩm của đông trùng hạ thảo

Sản phẩm nào cũng đem lại cho bạn nguồn dinh dưỡng đa dạng từ đông trùng hạ thảo. Tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn chọn dạng điều chế thích hợp để sử dụng để giúp bản thân thức khuya không mệt khi dậy sớm.

2. Tập thể dục

Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng sau khi thức dậy cũng là cách giảm mệt mỏi khi thức khuya phổ biến. Khi bạn tập thể dục, toàn bộ cơ thể được thư giãn, các khối cơ được làm nóng và giảm sự co cứng, đau mỏi vì bạn thức khuya ngồi lâu. Ngoài ra, việc vận động cũng giúp khí huyết lưu thông tốt, oxy và chất dinh dưỡng được bơm đều đến não. Từ đó việc tập thể dục có thể làm giảm các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi vì thức khuya, đem lại sự tỉnh táo để bạn bắt đầu ngày làm việc mới hiệu quả hơn.

Tập thể dục

3. Tắm nước lạnh vào buổi sáng

Tắm nước lạnh cũng là một cách thức khuya không mệt khi phải dậy sớm. Nước lạnh khi tiếp xúc lên làn da sẽ kích thích xúc giác và đem lại sự tỉnh táo. Đặc biệt bạn có thể tham khảo phương pháp tắm 90s buổi sáng của  các Chuyên gia đến từ Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ). Bạn sẽ tắm 30s đầu với nước lạnh - 30s sau với nước nóng - 30s chuyển lại nước lạnh. Phương pháp này giúp các mạch máu ép chặt và giãn nở nhanh chóng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, hỗ trợ cơ thể giải độc tố tích tụ qua đêm và làm cho tinh thần tỉnh táo hết mệt mỏi.

4. Ăn sáng đầy đủ

Quan trọng nhất trong số các cách giảm mệt mỏi khi thức khuya là bạn không được bỏ bữa sáng. Bạn hãy thức dậy và ăn sáng đầy đủ dù bạn có kế hoạch ngủ bù hay phải đi làm ngay. Vì sau khi trải qua một đêm thiếu ngủ, làm việc liên tục cơ thể bạn đã tiêu hao hết năng lượng. Việc ăn sáng với bữa ăn đầy dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể được nạp lại năng lượng và giảm những triệu chứng mệt mỏi. Việc ăn sáng đầy đủ sau đêm ngủ muộn cũng giúp ngăn ngừa vấn đề đau dạ dày và giúp hệ tiêu hóa khôi phục tốt hơn sau một đêm vất vả. 

Ăn sáng đầy đủ

5.Thư giãn: đọc sách, yoga, nghe nhạc… 

Khi bạn không phải đi làm và có lịch nghỉ ngơi bù sau thời gian thức khuya hoàn thành công việc. Bạn hãy lên kế hoạch cho việc thư giãn xen kẽ việc nghỉ ngơi thay vì ngủ bù liên tục. Những hoạt động như đọc sách, tập yoga, nghe nhạc, trồng cây,... sẽ giúp giải tỏa những áp lực và căng thẳng còn đọng lại trong trí não. Thư giãn sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi, xoa dịu từ đó hết mệt mỏi và có thể tiếp tục phát huy nhiệm vụ của mình.

6. Uống đầy đủ nước

Bạn nên uống một cốc nước lọc ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Cốc nước này giúp cơ thể nhanh chóng được bù đắp điện giải, bổ sung lượng nước bị mất và hỗ trợ các quá trình thanh lọc buổi sáng, đem lại sự tỉnh táo và giảm bớt mệt mỏi. Trong ngày, bạn cũng cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước để các quá trình trao đổi chất được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm Nước đông trùng hạ thảo Hector, nước ép hoa quả, các loại sữa để bổ sung thêm dinh dưỡng và giúp cơ thể cải thiện sự mệt mỏi nhanh chóng hơn nhé.

7. Thức dậy vào buổi sáng và ngủ ngắn vào buổi trưa

Nếu bạn vẫn phải đi làm sau một đêm thức cùng deadline, đừng vội đi ngủ liền vào buổi sáng mà đợi đến buổi trưa. Giấc ngủ ngắn vào giấc trưa là cơ hội quý giá để các cơ quan trong cơ thể của bạn được nghỉ ngơi và sửa chữa những tổn thương tạo nên từ áp lực làm việc đêm qua. Mặc dù giấc ngủ ngắn này không đủ để cơ thể hồi phục hoàn toàn nhưng cũng là một cách giảm mệt mỏi khi thức khuya mà bạn cần trong giai đoạn bận rộn. Giấc ngủ ngắn lý tưởng là dưới 30 phút, vì sau 30 - 45 phút bạn sẽ chuyển vào trạng thái ngủ sâu, có thể gây ra hiện tượng quá tính giấc ngủ và khó thức dậy. Do đó, bạn hãy chợp mắt 30 phút rồi thức dậy làm việc tiếp..

Thức dậy vào buổi sáng và ngủ ngắn vào buổi trưa

8. Không nên dùng caffeine

Một số người chọn dùng cafein để lấy lại sự tỉnh táo sau một đêm thức khuya mệt mỏi. Tuy nhiên, cách này đem lại nhiều tác hại hơn so với lợi ích. Sau khi cơ thể bạn trải qua một đêm dài làm việc căng thẳng, các tế bào đều mệt mỏi và mất sức, đặc biệt là hệ bài tiết, gan, thận,... Việc bạn tiếp tục nạp chất kích thích như cafein vào buổi sáng hôm sau sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho gan, thận khi mà những cơ quan này chưa có điều kiện khôi phục sẽ khiến chúng bị tổn thương dễ dẫn đến bệnh lý. Mặc dù cà phê có thể đem lại sự tỉnh táo nhanh chóng, nhưng cafein sẽ làm giảm lượng máu lên não, làm cho tế bào thần kinh bị thiếu oxy và suy giảm chức năng. Nếu bạn uống cà phê khi chưa kịp bổ sung bữa ăn sáng còn tạo nên tình trạng say cà phê, khiến dạ dày cồn cào, tâm trạng lo lắng bồn chồn rất khó chịu. Vậy nên, thay vì dùng cafein bạn có thể thử một ly trà đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, vừa có thể bổ sung dinh dưỡng, tái tạo năng lượng, vừa xua đi mệt mỏi và đem lại sự tỉnh táo tập trung một cách an toàn.

Không nên dùng caffeine

9. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Cuối cùng, bạn hãy để cơ thể được sưởi ấm dưới ánh nắng mặt trời thay vì ngủ vùi trong nhà. Giám đốc tại trung tâm giáo dục giấc ngủ UCSD của Mỹ đưa ra lời khuyên: bạn nên thức dậy đúng giờ vào buổi sáng dù cho đêm qua bạn đã phải thức khuya ngủ muộn. Đây là điều cần thiết để giúp cơ thể hạn chế chứng rối loạn giấc ngủ vì đảo lộn giờ giấc sinh hoạt. Việc ngủ vùi, ngủ nướng sẽ không làm bạn hết mệt mỏi, trái lại còn khiến bạn mệt mỏi hơn vì thiếu năng lượng bổ sung.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Do đó, bạn hãy thức dậy và mở toang cửa sổ, bước ra vườn vận động nhẹ nhàng dưới ánh sáng mặt trời. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp cơ thể ngừng sản xuất melatonin (hormone phân biệt ngày đêm và tạo cảm giác buồn ngủ) từ đó bạn sẽ bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn.

Nhiều công việc buộc bạn đôi khi phải sống kém khoa học như thức khuya, ngủ ít. Quan trọng là bạn có giải pháp để cải thiện lại sức khỏe sau giai đoạn đó như thế nào. Hy vọng rằng 9 cách giảm mệt mỏi khi thức khuya vừa chia sẻ có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn bận rộn thật an toàn và hiệu suất nhé.

0888 91 98 99