Tìm hiểu về rối loạn nội tiết tố ở nam và nữ

Rối loạn nội tiết tố là một vấn đề xảy ra không chỉ riêng ở phụ nữ mà ở cả nam giới. Triệu chứng này thường xảy ra nhiều khi bắt đầu độ tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, đôi khi còn là một lý do xuất phát từ bệnh lý. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về rối loạn nội tiết tố, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện và những biện pháp khắc phục.

Mục lục:

» Rối loạn nội tiết tố là gì?

» Dấu hiệu của rối loạn nội tiết

» Những nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết thường thấy

» Rối loạn nội tiết tố để lại hậu quả gì?

» Cách khắc phục rối loạn nội tiết tố

1. Rối loạn nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố (hormone) là các chất được sản xuất bởi các tuyến nội tiết. Hormone sẽ di chuyển theo dòng máu, đến các cơ quan và tế bào, chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với nhiều hoạt động của cơ thể, chẳng hạn như sinh sản, trao đổi chất và phát triển. Nếu nồng độ hormone quá cao hoặc quá thấp, hoặc nếu cơ thể không phản ứng với hormone một cách chính xác, thì chứng rối loạn tiết tố sẽ xảy ra.

  • Nam: Đối với nam giới, tình trạng mất cân bằng hormone testosterone gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, ngoại hình, chức năng sinh lý và cả quan hệ vợ chồng. Rối loạn hormone ở nam rất khó phát hiện, vì dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khoẻ khác. Vì thế mà việc điều trị thường chậm trễ, gây ra nhiều hệ lụy về sau.

  • Nữ: Hiện tượng rối loạn nội tiết ở nữ dễ nhận thấy hơn so với nam giới, nhưng tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn, như là dậy thì, sau khi sinh nở, mãn kinh sớm, các vấn đề bệnh lý như ung thư buồng trứng, tác dụng phụ của thuốc tránh thai,...Tương tự như nam giới, rối loạn nội tiết cũng tác động trực tiếp đến tâm trạng, ngoại hình, sức khoẻ và cả vấn đề sinh lý của nữ giới. Vậy nên, bạn cần sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục để cuộc sống sau này được thuận lợi hơn.

2. Dấu hiệu của rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết tố thường có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết, nhưng sớm và phổ biến nhất là qua những dấu hiệu sau đây:

  • Suy giảm sinh lý: Khi rối loạn hoocmon, cả nam giới và nữ giới điều gặp phải những rắc rối về vấn đề sinh lý. Cụ thể hơn là suy giảm ham muốn tình dục, sinh lý kém và không có nhiều khoái cảm. 

  • Nổi nhiều mụn và rụng tóc: Mụn nội tiết cũng là biểu hiện dễ nhận biết khi cơ thể của bạn mất cân bằng hormone. Nam giới thường sẽ bị mụn trứng cá, mụn bọc ở vùng chữ T và hai bên má. Nữ giới sẽ dễ bị mụn ở cằm, xung quanh xương hàm, kèm theo đó là hiện tượng da khô, da sạm, và dễ bị nám.
  • Mất ngủ: Rối loạn nội tiết cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn. Do đó, bạn sẽ thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, hay bị trằn trọc, giật mình, đổ mồ hôi trộm ban đêm.
  • Đau đầu: Việc đau nhói nửa bên đầu cũng là triệu chứng thường gặp khi cơ thể mất cân bằng hormone. Đau đầu sẽ đi kèm các triệu chứng khác như: ăn không ngon, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, giảm đi tiểu và cơ thể kém linh hoạt.
  • Rối loạn tiêu hoá: Trong kỳ kinh nguyệt bạn sẽ thường hay bị đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Những rối loạn này có thể là do rối loạn nội tiết gây ra. Phụ nữ thường gặp biểu hiện này nhiều hơn nam giới.
  • Thiếu tập trung: Dễ quên trước quên sau, không thể tập trung vào công việc là tình trạng khi hormone cortisol bị giảm sút đột ngột. Cả nam và nữ đều dễ gặp phải triệu chứng này khi nội tiết tố bị rối loạn.

  • Huyết áp tăng: Mất cân bằng hormone còn tác động xấu đến huyết áp của bạn. Khi định lượng aldosterone bị thay đổi, bạn sẽ dễ mắc phải những bệnh lý về huyết áp, mà phổ biến nhất là huyết áp cao.
  • Cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn: Khi cơ thể bị thiếu hụt estrogen và testosterone, cơ thể sẽ truyền thông tin đến não bộ bị sai lệch và sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt.

  • Cân nặng tăng giảm bất thường: Rối loạn nội tiết tố còn khiến cho bạn có thể bị tăng cân không kiểm soát vì sự suy giảm của hormone tuyến giáp. Hormone này giảm khiến cho quá trình trao đổi chất bị trì trệ từ đó cân nặng sẽ thay đổi theo.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Nếu cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, đuối sức dù không phải làm quá nhiều việc nặng nhọc, thì đây chính là dấu hiệu nội tiết của bạn đang bất ổn. Cụ thể là hormone cortisol giảm xuống, khiến tinh thần và thể trạng cũng yếu đi.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Tâm trạng của bạn sẽ thiếu ổn định vì mất cân bằng nội tiết tố, như cảm thấy chán nản, suy nghĩ tiêu cực, buồn vui thất thường, cáu giận vô cớ. Cảm xúc luôn trong trạng thái bị quá tải, ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ trong công việc và cả đời sống.

3. Những nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết thường thấy

Và để có được những biện pháp khắc phục hiệu quả, bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nội tiết mà bản thân đang gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân dưới đây được xem là nguồn gốc phổ biến gây ra sự rối loạn hormone nội tiết tố cho cả nam và nữ.

Nguyên nhân rối loạn nội tiết chung:

+ Lối sống thiếu lành mạnh: Khi bạn duy trì một lối sống thiếu lành mạnh lâu dài như thức khuya, làm việc quá độ, ngủ nghỉ không theo giấc; kèm theo sử dụng chất kích thích sẽ khiến cho hormone trong cơ thể bị mất cân bằng: sụt giảm nhanh chóng hoặc tăng đột ngột. Về lâu dần, việc này sẽ tạo nên chứng rối loạn khó kiểm soát.

+ Căng thẳng kéo dài: Stress luôn là nguyên nhân phổ biến đem lại nhiều hệ lụy, trong đó có rối loạn nội tiết. Stress, áp lực và căng thẳng thường xuyên khiến cho hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, từ đó gây ra mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe.

+ Chế độ dinh dưỡng: Việc dùng quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đường và tinh bột sẽ ảnh hưởng xấu đến hormone của bạn. Việc ăn không đủ hoặc ăn quá nhiều cũng dễ khiến hệ nội tiết bị rối loạn, làm cho cơ thể tăng cân, hoặc giảm cân đột ngột, béo phì và nhiều vấn đề khác.

+ Môi trường bên ngoài: Những hóa chất độc hại, ô nhiễm khói bụi, chất thải công nghiệp cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên rối loạn nội tiết tố.

Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố nữ giới

So với nam giới, phụ nữ sẽ phải đối mặt với vấn đề nội tiết tố bị rối loạn thường xuyên hơn, do họ có sự thay đổi sinh lý qua nhiều giai đoạn của cuộc đời:

+ Các cột mốc đặc biệt trong cuộc đời: Dậy thì, mang thai, thời kỳ sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh, đây đều là những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Mỗi lần bước qua một cột mốc, hormone trong cơ thể nữ giới sẽ thay đổi đột ngột để thích ứng với thể trạng của thời kỳ đó. Việc hormone đột ngột tăng cao, đột ngột giảm xuống hoặc thay thế bằng hormone khác khiến cho nội tiết bị mất cân bằng. 

+ Vấn đề tâm lý: Khi vừa phải làm việc và có trách nhiệm chăm sóc gia đình, phụ nữ dễ trở nên căng thẳng, áp lực và stress. Khi vấn đề này kéo dài, sẽ khiến cho hormone progesterone giảm mạnh, trong khi estrogen tăng, làm mất cân bằng hormone gây ra rối loạn nội tiết tố.

+ Vệ sinh kém: Việc sống và làm việc trong môi trường khói bụi, hóa chất, các sản phẩm độc hại kết hợp với việc vệ sinh kém sẽ gây rối loạn nội tiết tố nữ: do quá thừa hoặc thiếu estrogen.

+ Mỹ phẩm có thành phần gây hại: Một số loại mỹ phẩm có chứa những thành phần độc hại như phthalates, parabens, hóa chất có đuôi anime, có đuôi phenol,... cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn hormone nếu sử dụng trong thời gian dài. Do đó khi chọn lựa mỹ phẩm, bạn nên xem xét kỹ những thành phần này.

+ Do các bệnh lý đặc trưng: Ngoài những nguyên nhân trên, thì rối loạn nội tiết còn có thể bị gây ra bởi một số bệnh lý như suy gan, ung thư, u xơ,... vậy nên khi cảm thấy có những dấu hiệu bất thường bạn hãy nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân rối loạn nội tiết nam giới

Nam giới cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn nội tiết, tuy không nhiều như nữ giới nhưng cũng sẽ không thể tránh khỏi vì một số nguyên nhân sau:

+ Tuổi tác: Giai đoạn từ 20-30 là thời kỳ nội tiết tố nam giới ổn định nhất, testosterone ở mức lý tưởng. Tuy nhiên, theo chiều tăng của tuổi tác, sau tuổi 30 testosterone bắt đầu suy giảm trung bình 1-2% mỗi năm. Do đó, khi càng lớn tuổi, nam giới sẽ dễ gặp những tình trạng bị rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, ngoại hình và cả sức khỏe.

+ Vấn đề tâm lý: Tương tự như phụ nữ, khi phải đối diện với stress, căng thẳng, áp lực trong công việc kéo dài nam giới cũng sẽ có nguy cơ bị rối loạn nội tiết vì testosterone quá nhiều hoặc quá ít. Việc này sẽ ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, cân nặng, tâm trạng và hiệu suất làm việc.

+ Rượu, bia, thuốc lá: Các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá là một nguyên nhân gây rối loạn hormone phổ biến ở nam giới. Khi bạn sử dụng thường xuyên sẽ tác động xấu đến quá trình sản sinh testosterone tự nhiên của cơ thể.

+ Một số bệnh lý đặc trưng: Những căn bệnh tiềm ẩn có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn nội tiết ở nam giới như: u tuyến yên, u tế bào thần kinh đệm, viêm tinh hoàn hay suy tuyến giáp,... Vậy nên bạn cần đi khám sớm nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể nhé.

4. Rối loạn nội tiết tố để lại hậu quả gì?

Rối loạn nội tiết thường để lại rất nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoại hình và cả cảm xúc, sau đây là một số hậu quả phổ biến mà ai cũng sẽ gặp:

Ảnh hưởng đến làn da, gây mụn

+ Nám: Khi nội tiết tố bị rối loạn, vấn đề này sẽ thường gây ra nám da, nám da nội tiết thường có tính chất lan rộng, ăn sâu và rất khó để điều trị dứt điểm

+ Mụn trứng cá dai dẳng: Khi cả nam giới và nữ giới trải qua độ tuổi dậy thì thường rất dễ mắc phải mụn nội tiết. Mụn nội tiết thường là mụn trứng cá, gây ngứa ngáy, mất thẩm mỹ, khó điều trị và còn có thể để lại sẹo lâu dài.

+ Làn da khô, thiếu đàn hồi: Khi hormone bị mất cân bằng, làn da sẽ trở nên thiếu sức sống, bị sạm đi, khô ráp, thiếu đàn hồi. Dẫn đến tiến trình lão hóa nhanh chóng và khó khôi phục.

Tâm lý không ổn định, dễ bị trầm cảm

Những ai bị rối loạn hormone nội tiết tố đều thường có tính tình rất dễ nóng nảy, cáu gắt, hay bực bội không lý do, tâm lý không ổn định và buồn vui thất thường. Về lâu dài, điều này còn có thể nảy sinh trạng thái mất hứng thú với cuộc sống, dễ trầm cảm và những hệ lụy khác về tinh thần.

Mất cơ, dễ bị tích mỡ

Ngoài việc ảnh hưởng đến tâm trạng, thì ngoại hình cũng bị tác động bởi hormone rất nhiều. Khi rối loạn hormone, bạn bị kích thích thèm ăn mà không thấy no. Từ đó gây ra việc tiêu cơ phổ biến ở nam giới và tích mỡ bụng ở nữ giới. Tình trạng này còn nguy hiểm hơn là việc tích mỡ ở nội tạng dẫn đến những bệnh như béo phì, tim mạch, nhiễm mỡ, tiểu đường…

Đời sống tình dục bị ảnh hưởng

Khi hormone bị rối loạn, chức năng sinh lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các vấn đề đi kèm như khô âm đạo, xuất tinh sớm khiến đời sống tình dục bị tác động và tạo nên khoảng cách trong quan hệ vợ chồng.

Giảm chất lượng giấc ngủ

Hậu quả của việc mất cân bằng nội tiết còn khiến cho bạn bị mất ngủ kéo dài, ngủ không ngon giấc. Việc này dẫn đến tinh thần sa sút, mệt mỏi, uể oải, mất khả năng tập trung, ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc, gây đảo lộn cuộc sống. Đây cũng là tiền đề của những căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp và thần kinh.

Vô sinh ở nữ giới

Việc rối loạn hoocmon lâu dài còn tác động khá lớn đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vấn đề này dễ dẫn đến những căn bệnh như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú hoặc dẫn đến vô sinh nếu không được chữa trị sớm.

Kinh nguyệt không đều (nữ)

Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân rất phổ biến khiến cho kinh nguyệt ở nữ giới không đều. Triệu chứng kinh nguyệt thất thường, quá ít hoặc quá nhiều, chu kỳ quá dài hoặc quá ngắn đem lại nhiều phiền toái và bất tiện cho công việc lẫn sinh hoạt của chị em phụ nữ.

*Lưu ý: phụ nữ sau khi sinh là thời gian rối loạn nội tiết tố cần đặc biệt chú ý:

Sự rối loạn nội tiết sau sinh thường sẽ bắt đầu vài ngày sau quá trình sinh nở. Estrogen và progesterone sụt giảm, prolactin tăng nhanh để kích thích sự sản xuất sữa, đỉnh oxytocin xuất hiện, dẫn đến nhiều thay đổi về tâm lý của người mẹ. Sau những tuần đầu, cảm xúc có thể dần ổn định, nhưng sau khoảng 6 tuần, các biểu hiện của trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện do nồng độ nội tiết tố liên tục thay đổi. Và phải đến 6 tháng sau sinh thì nồng độ các nội tiết tố mới có thể quay trở về bình thường.

Vậy nên, các mẹ bỉm sau sinh cần được quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ để giúp họ có thể vượt qua giai đoạn bất ổn về tâm lý lẫn sức khỏe, để tránh gây ra những vấn đề tiêu cực, điển hình như trầm cảm.

5. Cách khắc phục rối loạn nội tiết tố

Cuối cùng, sau khi xác định được nguyên nhân, bạn hãy nên tìm hiểu những giải pháp khắc phục để giúp nội tiết sớm được cân bằng như:

- Duy trì lối sống lành mạnh: Bạn có thể bắt đầu cải thiện hiện tượng rối loạn nội tiết bằng việc thay đổi thói quen sống lành mạnh và khoa học hơn.

+ Dinh dưỡng: Bạn hãy tăng cường bổ sung các axit béo lành mạnh, chất xơ, các loại rau xanh và chất đạm. Việc hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều tinh bột là rất cần thiết. Bạn cũng nên chú ý đến việc ăn uống hợp lý, không quá ít cũng không quá nhiều.

+ Ngủ đủ giấc: Hãy đảm bảo cơ thể ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh việc ngủ đủ giấc, bạn cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách hạn chế sử dụng máy tính, thiết bị điện tử trước giờ ngủ.

+ Tập thể dục thường xuyên: Chạy bộ, đạp xe, thiền, yoga,... tất cả những hình thức thể dục thể thao thường xuyên đều giúp cơ thể bạn cân bằng hormone một cách hiệu quả.

+ Hạn chế dùng thuốc tránh thai (nữ): Việc hạn chế sử dụng thuốc tránh thai có thể góp phần giúp nữ giới điều trị rối loạn nội tiết tố. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng những biện pháp thay thế an toàn khác.

+ Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống: Việc thường xuyên vệ sinh quét dọn nhà cửa, giúp môi trường sống trong lành thoáng đãng cũng là biện pháp giúp cân bằng nội tiết tố từ bên ngoài. Bạn cũng đừng quên hạn chế lui tới những nơi ô nhiễm, bụi bặm và hóa chất độc hại. 

- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ: Những cách giúp bản thân được thư giãn qua những hoạt động ngoài trời, phát triển thêm các mối quan hệ xã hội, chăm sóc bản thân, cũng sẽ giúp tâm trạng của bạn được cân bằng. Từ đó sẽ hạn chế được hậu quả của rối loạn nội tiết tố.

- Uống đủ nước: Việc uống đủ nước sẽ giúp các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra trơn tru và suôn sẻ, hormone tiết ra ổn định, đồng thời cũng giúp cơ thể và tinh thần tươi tắn hơn.

- Cân bằng nội tiết với những thực phẩm bổ sung: Để điều trị tình trạng rối loạn hormone nội tiết thì không thể thiếu sự “góp sức” của những dòng sản phẩm bổ sung từ thiên nhiên như Nước đông trùng hạ thảo Hector Collagen và Nước đông trùng hạ thảo Hector Sâm.

+ Nước uống đông trùng hạ thảo Hector Collagen là sản phẩm dạng nước, được chiết xuất từ đông trùng hạ thảo, collagen peptides, vitamin C, nước ép trái cây tươi,... Đây là loại thức uống với công dụng hỗ trợ làm đẹp tuyệt vời, chăm sóc sức khỏe hữu hiệu. Việc sử dụng Nước uống đông trùng hạ thảo Hector Collagen thường xuyên sẽ giúp điều hòa nội tiết tố, ngăn ngừa lão hóa, cải thiện sinh lý, các vấn đề về da, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng để cơ thể luôn dẻo dai, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.

+ Nước uống đông trùng hạ thảo Hector Sâm là người bạn đồng hành không thể thiếu cho một cuộc sống năng động và khỏe mạnh. Hector Sâm được chiết xuất từ đông trùng hạ thảo và các loại dược liệu quý, chùm ngây. Nước uống đông trùng hạ thảo Hector Sâm giúp ổn định nội tiết tố, tăng sinh lực, cải thiện sinh lý, bồi bổ sức khỏe và phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Sản phẩm còn giúp tăng cường khả năng đào thải độc tố, cân bằng hormone, hạn chế sự ảnh hưởng của tuổi tác. Sản phẩm dạng nước vô cùng tiện dụng, hiệu quả nhanh chóng và triệt để.

Những sản phẩm Hector đông trùng hạ thảo không chỉ giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố mà còn có thể sử dụng để ngăn ngừa vấn đề này từ sớm. Vì thế mà sản phẩm được khuyến khích sử dụng thường xuyên, ngay cả chưa bị rối loạn nội tiết, để cơ thể luôn được tươi trẻ và khỏe mạnh.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tất cả vấn đề xung quanh tình trạng rối loạn nội tiết ở cả nam và nữ. Hy vọng sau những gì vừa chia sẻ, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả hơn với tình trạng rối loạn hoocmon này nhé.

0888 91 98 99