Rụng tóc sau sinh - vấn đề nhức nhối của nhiều mẹ bỉm

Theo thống kê, có khoảng 80 - 90% phụ nữ phải đối mặt với tình trạng rụng tóc sau sinh. Mái tóc thưa thớt, rụng thành từng nắm khi vuốt luôn là điều khiến cho các mẹ bỉm lo âu và áp lực. Vậy đâu là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng này? Vấn đề rụng tóc sau sinh có ảnh hưởng đến con trẻ hay không? Chúng ta hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau đây để được giải đáp thắc mắc nhé.

Mục lục:

» 1. Rụng tóc sau sinh là gì?

» 2. Rụng tóc sau sinh xuất hiện khi nào?

» 3. Độ phổ biến của chứng rụng tóc sau sinh

» 4. Những dấu hiệu của rụng tóc sau sinh

» 5. Chứng rụng tóc sau sinh có ảnh hưởng đến con không?

» 6. Khi nào mẹ bỉm nên tới khám bác sĩ?

1. Rụng tóc sau sinh là gì?

Sau khi sinh nở vất vả, việc thay đổi nội tiết tố sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức sức khỏe, sinh lý, tinh thần và vẻ ngoài của bạn. Có thể, bạn sẽ phải đối diện với tình trạng rụng tóc nhiều mặc cho tình trạng tóc trước đó của bạn có là gì đi chăng nữa.

Rụng tóc sau sinh là gì?

“Con biết nói, mẹ hói đầu” là một câu thành ngữ rất chính xác để nói lên tình trạng sau sinh bị rụng tóc của các mẹ bỉm sữa. Chỉ cần bạn vuốt nhẹ, chải đầu hoặc gội đầu thì sẽ thấy tóc rụng vương đầy các kẽ tay, trên sàn nhà hay trên lược chải tóc. Lượng tóc rụng mỗi ngày có thể lên đến hơn 100 sợi, khi vò lại có thể tạo thành nhúm. Lâu dần, tóc bạn sẽ trở nên thưa thớt, mỏng manh và da đầu lộ rõ khi soi gương.

2. Rụng tóc sau sinh xuất hiện khi nào?

Rụng tóc sau sinh thường xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố Estrogen trong cơ thể, đặc biệt là những mẹ bỉm nuôi con bằng sữa mẹ. Để có sữa cho con bú, cơ thể bạn sẽ tiết ra Prolactin kích thích tuyến sữa, hormone này cũng đồng thời ức chế sự sản sinh Estrogen. Việc này dẫn đến nội tiết tố bị mất cân bằng và bạn bị rụng tóc nhiều hơn. Do đó, khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng sau sinh là giai đoạn mà bạn sẽ cảm nhận được tóc rơi rụng bất thường, bất kể khi tóc khô hay tóc ướt, chỉ cần vuốt nhẹ là tóc rụng có thể se lại thành nắm trên tay. Tình trạng rụng tóc này có thể kéo dài trong suốt quá trình bạn nuôi con bằng sữa mẹ, sau đó có thể được cải thiện dần và trở lại bình thường khi con được đầy năm.

Rụng tóc sau sinh xuất hiện khi nào?

3. Độ phổ biến của chứng rụng tóc sau sinh

Nếu như thời gian trước, vấn đề sau sinh bị rụng tóc chỉ xảy ra cho khoảng 30 - 40% phụ nữ, thì hiện nay con số ấy đã tăng lên 80 - 90%. Số liệu này cho thấy chứng bệnh này đang ngày càng phổ biến như thế nào. Một phần do sự thay đổi nội tiết của mẹ bỉm sau sinh, một phần do môi trường sống xuống cấp, thực phẩm kém lành mạnh tác động, nên chứng rụng tóc ngày càng có điều kiện để phát triển lên. Từ đó, rụng tóc trở thành vấn đề phổ biến sau sinh mà người phụ nữ nào cũng có nguy cơ phải đối mặt.

4. Những dấu hiệu của rụng tóc sau sinh

Tóc thường phát triển theo một chu kỳ: giai đoạn mọc, giai đoạn nghỉ ngơi, giai đoạn rụng và lặp lại. Nhưng trong suốt thai kỳ, tóc sẽ ở trong giai đoạn phát triển do nồng độ Estrogen tăng cao, nên tóc bạn trong giai đoạn này thường rất dày và chắc khỏe.

Sau khi sinh con, nồng độ Estrogen đột ngột bị thiếu hụt, nội tiết tố bị rối loạn và mái tóc bóng đẹp bắt đầu rơi rụng.

- Bạn sẽ nhận thấy tóc rụng rất nhiều cùng một lúc khi chải đầu hoặc vuốt tóc bằng tay.

- Tóc rụng rơi vãi trong nhà tắm, làm tắc nghẽn cống thoát nước thường xuyên, mỗi khi bạn quét nhà có thể thu được lượng tóc rụng vò thành nắm.

- Sau khi ngủ dậy, tóc bạn sẽ rụng đầy trên gối, trong chăn và trong cả quần áo.

- Khoảng 6 tháng sau khi sinh, nhìn vào gương bạn sẽ thấy mái tóc bóng đẹp ngày nào trở nên lưa thưa, với da đầu thoáng lộ.

Những dấu hiệu của rụng tóc sau sinh

5. Chứng rụng tóc sau sinh có ảnh hưởng đến con không?

Có một điều khiến các mẹ bỉm rất lo lắng, đó là không biết tình trạng rụng tóc sau sinh của mình có làm ảnh hưởng đến con hay không? Thực tế, chứng rụng tóc của mẹ bỉm xuất phát từ nguyên nhân chính là sự mất cân bằng nội tiết tố Estrogen, kèm theo những áp lực, stress trong quá trình chăm sóc con nhỏ, hoặc tình trạng thiếu máu sau khi sinh gây nên. Việc sau sinh bị rụng tóc là vấn đề khá phổ biến, nhưng cũng không đáng ngại vì tình trạng này có thể tự hết sau khi nội tiết của bạn được cân bằng trở lại.

Chứng rụng tóc này cũng hoàn toàn không gây hại gì đến con của bạn và cũng không gây ảnh hưởng thể chất cho người mẹ. Tuy nhiên, việc rụng tóc sẽ tác động đến tâm lý của bạn, sự vất vả khi chăm con nhỏ, cùng với việc sắc đẹp bị xuống cấp khi tóc rụng có thể khiến bạn buồn bã vì tự ti và còn có thể dẫn đến trầm cảm. 

Chứng rụng tóc sau sinh có ảnh hưởng đến con không?

Mặc dù tóc rụng nhiều không ảnh hưởng đến thể trạng hay sức khỏe của con, nhưng bạn cần phải để ý về những sợi tóc của mình. Vì chúng có thể vô tình quấn chặt vào ngón tay, ngón chân bé nhỏ mềm yếu. Ngoài ra, bé cũng có thể nuốt phải tóc rụng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp lẫn tiêu hóa. Tóc cũng có thể len lỏi vào quần áo, chăn mền khiến làn da của con bị mẩn ngứa khó chịu, ngủ không yên và hay quấy khóc. Thế nên, khi bạn biết mình bị chứng rụng tóc sau sinh, bạn đừng vội hoang mang lo lắng, hãy bình tĩnh tìm biện pháp khắc phục, và đừng quên dọn dẹp sạch phần tóc rụng, để không vô tình gây ảnh hưởng đến con trẻ nhé.

6. Khi nào mẹ bỉm nên tới khám bác sĩ?

Chứng rụng tóc sau sinh thật sự không đáng ngại đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Giai đoạn 4 tháng sau sinh bạn sẽ thấy tóc rụng rất nhiều, nhưng tin tốt là việc rụng tóc này chỉ xảy ra tạm thời và có thể tự cải thiện sau một khoảng thời gian. 

Nếu sức khỏe bạn dần ổn định và không bị các bệnh lý đặc biệt, thì tóc sẽ giảm rụng và mọc lại sau 6 tháng. Thời gian có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào từng thể trạng và khả năng hồi phục sau sinh khác nhau của mẹ bỉm. Thế nên, bạn hãy cố gắng thư giãn, tạo tâm lý thoải mái thay vì rơi vào rối bời trong lo lắng tiêu cực. 

Khi nào mẹ bỉm nên tới khám bác sĩ?

Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thông qua chế độ ăn uống khoa học, không chỉ tốt cho tóc phục hồi mà còn tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con. Qua đó, bạn cũng có thể chăm sóc tóc bằng các loại thảo dược tự nhiên, cắt tóc ngắn để giảm bớt sức nặng và sự gãy rụng cho tóc. Việc bổ sung dinh dưỡng cho tóc thông qua sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên cũng giúp nhiều mẹ bỉm tiết kiệm được nhiều thời gian mà vẫn đạt được kết quả mong muốn. Qua đó, Nước đông trùng hạ thảo Hector Collagen bao gồm đông trùng hạ thảo, collagen peptides, và lượng vitamin C dồi dào sẽ cải thiện tình trạng rụng tóc sau sinh chỉ trong 45 ngày sử dụng.

Hầu như tình trạng tóc rụng sau sinh của mẹ bỉm đều kết thúc vào ngày sinh nhật đầu tiên của con. Nếu sau một năm với những biện pháp cải thiện kể trên mà tình trạng rụng tóc của bạn vẫn không thuyên giảm, thì bạn cần phải đi khám bác sĩ, tiếp nhận tư vấn của chuyên gia. Vì có thể tình trạng tóc rụng của bạn là do một bệnh lý tiềm ẩn nào đó gây ra chứ không còn là vấn đề của nội tiết tố. Việc thăm khám sẽ giúp xác định nguyên nhân chính xác và giúp bạn có được cách điều trị triệt để hơn.

Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về chứng rụng tóc sau sinh của mẹ bỉm. Hy vọng rằng qua những gì vừa chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về vấn đề này, có thể yên tâm đối mặt với hiện tượng rụng tóc sau sinh, để luôn có một tinh thần thật tốt cho việc chăm sóc con nhỏ và bản thân luôn khỏe mạnh.

0888 91 98 99